Núi Bà Đen, nằm sừng sững giữa vùng đồng bằng ngoại ô Tây Ninh, nơi được mệnh danh là “nóc nhà Nam Bộ”, là điểm hội tụ linh khí thiên địa và cũng là nơi trao gửi niềm tin của nhiều Phật Tử miền Nam.
Du Lịch Núi Bà Đen Đón Lễ Vu Lan Không Khó
Chào đón, không khí tại Núi Bà Đen mà đặc biệt tại Chùa Bà càng thêm sôi động, khi mà đông đảo Phật Tử trong và ngoài nước ghé thăm. Trong tháng Vu Lan, tại Núi Bà Đen và Khu du lịch sẽ diễn ra nhiều hoạt động hấp dẫn, mở ra không gian Phật Giáo ấn tượng cùng những chương trình giàu ý nghĩa, hướng lòng thành kính và hiếu hạnh về Cha Mẹ.
Rất khó để có thể trong thời điểm này và du khách có thể phải xếp hàng nhiều giờ liền. Vậy nên, bạn hãy đặt vé cáp treo Núi Bà Đen ngay trên Klook để có thể thoả thích vi vu đón Vu Lan nhé. Ngoài ra, Klook cũng đang có mã giảm giá hấp dẫn cho các hoạt động tôn giáo trong tháng lễ này đó.
Núi Bà Đen Tây Ninh Ở Đâu? Vì Sao Núi Bà Đen Được Mệnh Danh Là “Nóc Nhà Đông Nam Bộ”?
Thuộc quần thể di tích văn hoá, lịch sử cùng tên, Núi Bà Đen (hay Núi Bà Dinh, Núi Một, Núi Điện Bà) sở hữu chiều cao 986 mét so với mực nước biển, cao nhất trong hệ thống núi đồi khu vực Đông Nam Bộ. Du khách còn ưu ái đặt cho nơi này mỹ danh “Đệ Nhất Thiên Sơn”. Nhìn từ phía xa, Núi Bà Đen thoắt ẩn thoắt hiện giữa sương mây trắng xoá, “điểm tô” bởi quần thể đền chùa, miếu thờ… trải dài từ chân đến đỉnh núi. Không hổ danh là biểu tượng văn hoá và tôn giáo nổi bật của tỉnh Tây Ninh.
Sự Tích Núi Bà Đen Tây Ninh
Vào thời nhà Nguyễn, Lý Thiên – quan trấn nhậm Trảng Bàng – và ái thê Ðặng Ngọc Phụng có một người con gái tên là Lý Thị Thiên Hương. Trong một lần lên núi vãng cảnh chùa, nàng chẳng may bị côn đồ ức hiếp và được Lê Sĩ Triệt cứu giúp. Khâm phục tài đức hơn người của thiếu niên họ Lê, cha mẹ Thiên Hương đã hứa gả nàng cho Sĩ Triệt. Tạo hoá sao mà khéo trêu ngươi! Khi chờ đợi Sĩ Triệt tòng quân đánh Tây Sơn trở về, Thiên Hương lại bị kẻ xấu vây bắt toan hãm hiếp.
Để giữ đức hạnh và nghĩa tình với vị hôn phu, Thiên Hương đã nhảy xuống khe núi tiết tử. Hương hồn Thiên Hương trở về báo mộng cho vị sư trụ trì của ngôi chùa trên núi trong diện mạo màu đen sẫm. Từ đó, người đời gọi nàng là Bà Đen và lập miếu thờ để an ủi vong linh nàng tiểu thư đẹp người, đẹp nết nhưng yểu mệnh.
Thời Điểm Lý Tưởng Du Lịch Núi Bà Đen Tây Ninh
Tháng Giêng âm lịch là thời điểm sôi động của các hội xuân trên Tây Ninh, khiến nơi đây trở nên hấp dẫn và thu hút đông đảo du khách. Tận hưởng không khí lễ hội và thưởng thức đặc sản địa phương là một trải nghiệm tuyệt vời. Hãy sắp xếp chuyến du lịch của bạn vào thời gian này để tận hưởng sự nhộn nhịp và may mắn mang đến từ các lễ hội này.
Các khu du lịch và điểm tham quan tại núi Bà Đen thường nằm ngoài trời, vì vậy thời gian lý tưởng để đến đây là từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau. Trong khoảng thời gian này, Tây Ninh trải qua mùa khô với thời tiết nắng nhẹ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc khám phá và tham quan.
Hướng Dẫn Đến Núi Bà Đen Từ Thành Phố Hồ Chí Minh
Núi Bà Đen cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 110km. Từ trung tâm Sài Gòn, bạn có thể chọn xe buýt, xe máy hoặc để đi du lịch Núi Bà Đen. Khí hậu miền Nam tương đối khô nóng; thế nên, hành trình đi xe máy từ thành phố Hồ Chí Minh đến Tây Ninh không phải là lựa chọn tốt nhất cho người có sức khoẻ kém. Dù vậy, một chuyến đi “phượt” trên ngựa sắt vẫn là trải nghiệm thú vị được nhiều #teamKlook trẻ tuổi lựa chọn.
1. Đi núi Bà Đen từ thành phố Hồ Chí Minh bằng xe máy
Cách 1: Bạn đi theo Quốc Lộ 22A rồi rẽ phải ở Ngã Ba Trảng Bàng để vào Tỉnh Lộ 782; di chuyển khoảng 62km nữa là đến được Núi Bà Đen, Tây Ninh.
Cách 2: Bạn đi theo Quốc Lộ 22A rồi rẽ trái ở Ngã Ba Trảng Bàng để đến Thị Trấn Gò Dầu. Đi tiếp theo Quốc Lộ 22B khoảng 62km nữa là tới nơi.
2. Đi núi Bà Đen từ thành phố Hồ Chí Minh bằng xe buýt
Bạn chọn xe buýt 703, tuyến Bến Thành – Mộc Bài để đến Mộc Bài. Sau đó, đi xe buýt tuyến Mộc Bài – Tây Ninh để đến Núi Bà Đen. “Tổng thiệt hại” khoảng 60.000đ cho cả hai chuyến lượt đi.
Hướng Dẫn Chinh Phục Đỉnh Núi Bà Đen
Khá nhiều #teamKlook chọn cách leo Núi Bà Đen để thử thách bản thân cũng như có cơ hội ngắm nhìn quan cảnh hoang sơ và thơ mộng dọc hành trình. Nếu cũng đang lên kế hoạch chinh phục “nóc nhà Đông Nam Bộ”, bạn hãy tham khảo chi tiết trong bài viết bên dưới nhé.
Thông Tin Cáp Treo Núi Bà Đen Tây Ninh
Du khách dễ dàng đến được nơi cao nhất của Núi Bà Đen nhờ vào hệ thống cáp treo hiện đại. Trong hành trình kéo dài vỏn vẹn 8 phút, #teamKlook có thể thả hồn theo những cánh đồng lúa xanh bát ngát, tựa hồ như toả sáng lấp lánh dưới ánh nắng vàng. Vừa ra mắt vào đầu năm 2020, cáp treo Núi Bà Đen Tây Ninh đã gây tiếng vang bởi danh hiệu “nhà ga cáp treo lớn nhất thế giới”, sở hữu trên dưới 100 cabin cùng khả năng vận chuyển đến hơn 4.000 lượt khách mỗi giờ.
Có hai tuyến cáp treo chính là Chùa Hang (chân Núi Bà Đen <=> Chùa Bà Đen) và Vân Sơn (đi từ chân lên đỉnh núi và ngược lại). Nếu nhà ga Chùa Hang tái hiện hình ảnh của một ngôi chùa cổ năm tầng cổ kính thì nhà ga Vân Sơn chính là hiện thân của “thế giới cổ tích Bắc Âu thu nhỏ”. Bạn hãy chọn trang phục tinh tế để lưu lại khoảnh khắc ảo diệu ở hai nhà ga tuyệt đẹp này nhé.
Lưu ý khi mua vé Cáp Treo Núi Bà Đen Tây Ninh:
- Trẻ em cao dưới 1 mét được MIỄN PHÍ
- Khách VIP sẽ được nhận đặc quyền Lối Đi Ưu Tiên
Giá Vé Khu Du Lịch Núi Bà Đen Tây Ninh Tham Khảo
Để tham quan, ngắm cảnh tại khu du lịch núi Bà Đen Tây Ninh, du khách sẽ phải mua vé vào cổng. Mức giá vé tham khảo như sau:
- Người lớn: 16.000 đồng/khách
- Trẻ em (từ 1 – 1,4m), người cao tuổi (trên 60 tuổi), người khuyết tật: 8.000 đồng/vé
- Trẻ em dưới 1m: Miễn phí
- Lưu ý rằng giá vé có thể thay đổi tuỳ theo thời gian bạn ghé thăm. Hãy tham khảo thêm các gói vé tham quan, cáp treo + phương tiện di chuyển trên Klook để tiết kiệm chi phí tối đa nhé.
Ưu Đãi Khủng Khi Tham Quan Núi Bà Đen Tây Ninh Về Đêm
Du khách tới tham quan và chiêm bái vẻ đẹp độc đáo của núi Bà Đen vào buổi tối sẽ được hưởng ưu đãi độc quyền với giảm giá 40% cho vé cáp treo, chỉ từ 100.000 đồng. Khuyến mãi này áp dụng từ ngày 01/04/2023 đến ngày 31/12/2023, để mang đến cho du khách trải nghiệm tuyệt vời suốt cả năm.
Đối với du khách người lớn (cao trên 1.4m), giá vé cáp treo tuyến Vân Sơn chỉ còn 200.000 đồng, và gói tham quan đỉnh Chùa giá chỉ 300.000 đồng. Riêng cho trẻ em, giá vé cáp treo tuyến Vân Sơn là 100.000 đồng và tuyến tham quan đỉnh Chùa là 150.000 đồng.
Chương trình ưu đãi này chỉ áp dụng cho du khách tham quan sau 17h00 vào các ngày thứ Bảy và Chủ nhật hàng tuần. Đây là cơ hội tuyệt vời để du khách khám phá vẻ đẹp hùng vĩ của núi Bà Đen khi lắng đọng trong không gian đêm tối, tạo nên một trải nghiệm độc đáo và đầy cảm xúc.
Núi Bà Đen Có Gì Chơi? Các Gợi Ý Du Lịch Hấp Dẫn Ở Núi Bà Đen Tây Ninh
1. Chiêm Bái Tượng Phật Bà Cao Nhất Đông Nam Á
Được kiến tạo từ 170 tấn đồng đỏ cùng chiều cao 72 mét, tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn trên đỉnh Núi Bà Đen là tượng Phật Bà cao nhất Đông Nam Á. Lấy cảm hứng từ nhiều tượng Phật Quán Thế Âm “quốc bảo” ở miền Bắc, tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn có sắc diện từ bi; đầu đội vương miện khắc hình Đức Phật A Di Đà, tay phải nâng bắt quyết Giáo hóa ấn Karana Mudr, tay trái cầm bình cam lộ.
Tại nơi nguyên khí tự nhiên hài hoà như tỉnh Tây Ninh, sự hiện diện của tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn như củng cố thêm niềm tin cho “linh sơn”, là biểu tượng của trí tuệ, lòng vị tha và khuyến khích Phật Tử sống hướng thiện.
2. Chùa Bà Đen – Công Trình Kiến Trúc Tâm Linh Đặc Sắc
Đa số khách du lịch đến Núi Bà Đen là để chiêm bái Chùa Bà Đen (hay Linh Sơn Thiên Thạch Tự) nằm ở độ cao 200 mét. Thuở sơ khai, nơi đây chỉ là một ngôi miếu nhỏ thờ tự Linh Sơn Thánh Mẫu; sau hơn 300 năm, đã trở thành điểm hội tụ tâm linh được Phật Tử thập phương lui tới. Để đến được Chùa Bà Đen tại độ cao 200 mét, bạn có thể chọn cáp treo hoặc vượt qua quãng đường bộ 1.500 bậc thang giữa rừng cây toả bóng mát.
Chùa sở hữu lối thiết kế truyền thống như nhiều ngôi đền, chùa cổ khác ở miền Nam, lấy chất liệu sơn vàng, gạch ngói đỏ cam làm chủ đạo. Phần mái vát nhọn thành nhiều góc, chạm khắc tinh xảo các biểu tượng đa ý nghĩa trong Phật Giáo. Bà Đen được thờ tự trong một hang đá rộng khoảng 5 mét vuông. Tương truyền rằng khi Chúa Nguyễn Ánh bị thất thế trong cuộc chiến với quân Tây Sơn, Linh Sơn Thánh Mẫu đã hiển linh báo mộng để cứu giúp ngài và binh sĩ.
Bên cạnh Linh Sơn Thánh Mẫu, Chùa Bà Đen còn thờ tự Phật Thích Ca, Bồ Tát Di Lặc, Bồ Tát Quan Âm, Tiêu Diện, Thập Bát La Hán cùng nhiều vị Bồ Tát khác ở khu vực chánh điện.
3. Chùa Linh Sơn Phước Trung – Nơi Ghi Dấu Một Việt Nam Hào Hùng
Nằm ở chân núi – sát cạnh nhà ga – Linh Sơn Phước Trung Tự (hay Chùa Trung) từng là nơi diễn ra Hội nghị Xây dựng Lực lượng Kháng chiến chống Pháp và Hội nghị Nông hội của tỉnh Tây Ninh từ năm 1946. Đên đây, du khách cảm nhận được sự thiền tịnh khi dạo bước qua con đường mòn nhuộm sắc tím hoa bằng lăng, hóng mát dưới gốc cây bồ đề cổ thụ hay tựa người vào ghế đá mà nhìn ngắm đồi núi trập trùng. Linh Sơn Phước Trung Tự có đặt một tượng đài chiến sĩ có tên “Dũng Sĩ Núi Bà Đen”, nhằm ghi lại sự hi sinh của lực lượng quân dân Tây Ninh trong thời chiến.
4. Hoà Mình Trong Không Khí Lễ Hội Nhộn Nhịp Núi Bà Đen
Núi Bà Đen, Tây Ninh đông đúc nhất trong giai đoạn từ rằm tháng Giêng (Nguyên Tiêu) đến hết tháng 3 âm lịch. Nhiều du khách chọn du lịch Núi Bà Đen vào ba tháng đầu năm, để “bắt trọn” khoảnh khắc thiên nhiên chuyển mình vào xuân rực rỡ. Nếu muốn tham gia Lễ Vía Bà Đen hay mục sở thị nghi thức tắm tượng, bạn hãy đến đây vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch nhé.
5. Khám Phá Vũ Trụ Phật Giáo Qua Công Nghệ 3D Mapping Mái Vòm
Sau khi đã thăm thú thoả thích Chùa Bà và Chùa Hang, #teamKlook hãy ghé thăm Triển Lãm Phật Giáo ấn tượng, toạ lạc tại đỉnh núi Bà Đen. Với tổng diện tích tới 4410 m2, khu vực bên trong cơ sở của Tượng Phật Bà chắc chắn sẽ khiến bạn bị cuốn hút. Đây là nơi mà du khách có thể mục sở thị màn trình diễn 3D Mái Vòm đặc sắc, kể vắn tắt về quan niệm Phật Giáo trong vũ trụ, cũng nhưng chiêm ngưỡng 38 tượng Phật mang phong cách Phật Giáo Việt Nam vào thế kỷ XVIII.
Một trong những trải nghiệm bậc nhất tại núi Bà Đen không thể không kể đến khu chiếu phim 3D mapping mái vòm nằm ngay tầng 1 của trung tâm triển lãm Phật giáo, dưới chân tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn. Tại đây, các bạn sẽ phải trầm trồ trước những thước phim diệu kì về sự vận động của vũ trụ được tái hiện đầy sinh động thông qua công nghệ và thiết bị trình chiếu, âm thanh hiện đại hàng đầu thế giới.
6. Chiêm Ngưỡng Các Bảo Vật Quốc Gia Bằng Công Nghệ 3D Hologram
Bước chân lên tầng 2, bạn sẽ không khỏi “mắt chữ O mồm chữ A” với trải nghiệm đặc biệt mới lạ. Tại đây, bạn sẽ phải đi hết bất ngờ này đến bất ngờ khác với loạt công nghệ 3D hologram trưng bày các bảo vật quốc gia, các ngôi chùa nổi tiếng cực kì ảo diệu.
Bật mí với các bạn là tầng 2 còn có một gian phòng hết sức đặt biệt – gian phòng của các trụ Kinh Luân. Trụ Kinh Luân hay còn gọi là bánh xe cầu nguyện, vốn một loại pháp khí được tín đồ Phật giáo Tây Tạng sử dụng cho việc hành trì tụng niệm.
Tương truyền rằng, với mỗi vòng xoay bánh xe, người xoay sẽ được hỗ trợ bởi sức mạnh của tất cả các câu thần chú được chứa trong khối trụ. Do đó, người ta tin rằng việc quay bánh xe Kinh Luân có thể là một hình thức đơn giản nhất để tích luỹ công đức vô hạn. Chỉ cần chạm vào bánh xe và cầu nguyện, đã đủ để tạo ra một sự tịnh hóa to lớn, giúp tiêu tan nghiệp chướng và đạt được sự thanh tịnh.
7. Nghệ Thuật Phật Giáo Ấn Tượng Tại Sun World Bà Đen
Trên hành trình hành hương đến một trong những ngọn núi linh thiêng của đất nước, du khách sẽ được trải nghiệm việc chiêm ngưỡng những phiên bản tái hiện các tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao của Phật Giáo kinh điển. Trong không gian này, các tượng Phật nổi tiếng của Việt Nam và thế giới được tái hiện một cách sống động; những tác phẩm nghệ thuật thể hiện tinh hoa từ những cổ vật trong kiến trúc Phật giáo, được chế tác từ gỗ và đá, mang niên đại từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIII, tọa lạc tại tầng 3.
Đây chính là nơi bạn có thể bắt gặp những tượng Phật nổi tiếng không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Đồng thời, không gian này còn thể hiện các tác phẩm nghệ thuật lấy cảm hứng từ kiến trúc cổ điển của Phật giáo, được chế tác từ gỗ và đá, bao gồm cả những tác phẩm từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIII. Cuối cùng, tầng 4 không chỉ đơn thuần là nơi lưu giữ và trưng bày Xá lợi Phật, mà còn thể hiện sự cầu nguyện quốc thái dân an, tạo nên một không gian tràn đầy lòng thành kính.
Ăn Gì Khi Du Lịch Núi Bà Đen Tây Ninh?
1. Bánh Tráng Phơi Sương
Khi bạn đến thăm núi Bà Đen, không thể bỏ qua cơ hội thưởng thức món đặc sản này. Bánh tráng phơi sương có vỏ dày, màu trắng đục và mang hương vị độc đáo, hơi mặn. Nếm thử một miếng bánh này, bạn sẽ cảm nhận được sự ngon lành và say đắm, khiến trái tim của mọi thực khách phải xiêu lòng.
2. Thằn Lằn Núi
Một món ăn đặc sản quý hiếm và hấp dẫn tại núi Bà Đen là “Thằn lằn núi”. Món ăn này không chỉ độc đáo mà còn rất bổ dưỡng và ngon miệng. Dù tên gọi có vẻ lạ lẫm, nhưng thằn lằn núi lại là món ăn được yêu thích hàng đầu bởi đa số du khách khi đến tham quan nơi này.
Bạn có thể thưởng thức thằn lằn núi nướng trên bếp than hồng, một phong cách chế biến đặc biệt. Thịt thằn lằn được nướng thơm ngon, kết hợp với rau sống và mắm me chấm tạo nên một hương vị tuyệt vời. Ngoài ra, thằn lằn núi cũng có thể được chiên giòn, tạo nên lớp vỏ béo ngậy hấp dẫn. Đây chắc chắn là một món ăn độc đáo và thú vị mà những ai đam mê ẩm thực không thể bỏ qua khi ghé thăm núi Bà Đen.
Địa chỉ tham khảo:
- Quán thằn lằn núi Tây Ninh Phú Quý: Địa chỉ: đường số 39, xã Trường Tây, huyện Hòa Thành, Tây Ninh; Giờ mở cửa tham khảo: 09:00 – 23:00
- Hồng Tiến – Chuyên thằn lằn núi Tây Ninh: Địa chỉ: 347 Trần Hưng Đạo, KP1, Phường 1, Tây Ninh; Giờ mở cửa: 10:00 – 21:00
- Thằn lằn núi Tây Ninh Đồng Quê: Địa chỉ: Hẻm 15 Đường 30 Tháng 4, Phường 3, Tây Ninh; Giờ mở cửa: 08:00 – 21:00
3. Bò Tơ Tây Ninh
Một món ăn đặc trưng và tự hào của vùng đất Tây Ninh chính là “Bò tơ”. Món ăn này đã trở thành một biểu tượng không thể thiếu khi du khách đến thăm nơi này. Mặc dù bò tơ có sẵn và được bày bán rộng rãi ở các khu vực Nam Bộ, nhưng chỉ khi thưởng thức tại Tây Ninh mới thật sự cảm nhận được hương vị chính gốc và đặc trưng của món ăn này.
Bò tơ được chế biến thành nhiều công thức và món ăn khác nhau, mang đến sự đa dạng và phong phú cho thực khách. Thịt bò tơ mềm mịn, ngọt ngào, với da giòn sần sật và màu đỏ hồng hấp dẫn. Bất kể là nướng, lẩu, xào hay kho, bò tơ luôn là một món ăn tuyệt vời để thưởng thức.
Địa chỉ tham khảo:
- Quán bò tơ Năm Sánh Tây Ninh: Địa chỉ: đường 30/4 nối dài (QL2B), phường 2, thành phố Tây Ninh
- Quán bò tơ Út Khương Tây Ninh: Địa chỉ: số 6 đường Nguyễn Thị Minh Khai, phường 3, thành phố Tây Ninh
4. Ốc Xu Núi Bà
Ốc xu, loại ốc quý hiếm, sống trong hang núi và xuất hiện nhiều hơn trong mùa mưa. Thức ăn chủ yếu của ốc xu là lá non và rễ cây từ các loại thảo dược như mã tiền, vong núi và nhiều loại khác.
Với đặc trưng độc đáo này, thịt ốc xu có độ dai, ngọt và mang lại cảm giác thanh mát. Khi đến Tây Ninh, du khách thường thích thưởng thức các món ốc như ốc hấp gừng sả, ốc xào sa tế và ốc rang me, v.v. Mỗi món ăn đều mang đến hương vị tuyệt vời và khó cưỡng.
Địa chỉ tham khảo:
- Quán nhậu Đồng Quê Tây Ninh: Địa chỉ: số 2A23 KP.5 – Trưng Nữ Vương – phường 1 – thị xã Tây Ninh
- Các quán nhậu trên đường Gia Long – Thành Phố Tây Ninh
Dù có phải người theo đạo Phật hay không, bạn vẫn nên một lần đến Núi Bà Đen để mục sở thị nét đẹp kỳ vĩ mà thân thương của “nóc nhà Đông Nam Bộ”. Chia sẻ bài viết này đến hội bạn thân để “triển” ngay kế hoạch thôi.