Home Blog Page 9

Lẩu cô đơn cho bạn trẻ ăn đêm khi thời tiết TP.HCM se lạnh

0

Những ngày này thời tiết tại TP.HCM về đêm mát mẻ, se lạnh, nhiều bạn trẻ lại thèm cảm giác ngồi bên nồi lẩu nóng sôi sùng sục. Lẩu là món sum họp, nhiều người ăn, thế nhưng có một “phiên bản” chỉ vừa đủ cho một người dùng, được bạn trẻ gọi bằng cái tên là lẩu một mình hay “lẩu cô đơn“.

Lẩu “một mình” được nhiều bạn trẻ yêu thích

Được biết món ăn này có mặt tại TP.HCM từ nhiều năm nay. Đỗ Văn Nhân (25 tuổi), chủ một quán ăn trên đường Thống Nhất, TP.Thủ Đức, TP.HCM, cho biết cách đây khoảng 5 năm, lẩu “cô đơn” xuất hiện lác đác ở một vài quán tại Q.Bình Thạnh, sau đó ngày càng nhiều người biết đến món ăn này. Hàng quán cũng mỗi lúc một đông, nhất là địa điểm gần các trường đại học hay khu ẩm thực.

“Mình nghĩ bạn trẻ thích lẩu cô đơn một phần vì giá cả. Nồi lẩu bình thường giá rẻ cũng gần 200.000 đồng, nếu muốn ăn mà không có người đi cùng thì bạn phải chi một số tiền lớn, chưa kể ăn không hết. Còn lẩu một mình chỉ từ vài chục ngàn đồng, mà loại nào cũng có và ăn bao nhiêu đều được”, Nhân nói và cho biết lẩu “cô đơn” khá hút sinh viên trong những ngày cuối tuần, hoặc khi trời mưa lâm râm về đêm. Những lúc thế này, quán của Nhân có thể bán hết gần 200 phần lẩu một cách rất nhanh và gấp đôi ngày thường.

Lẩu một mình khá đa dạng cho khách lựa chọn. Có thể kể ra các loại lẩu như: Thái, mắm, hải sản, thịt bò, khổ qua cá thát lát, cá hồi, tôm… có giá từ 39.000 – 59.000 đồng/phần.

Thời tiết TP.HCM se lạnh về đêm, lẩu “cô đơn” là “chân ái” của bạn trẻ

Vì phần ăn vừa đủ một người nên dù topping (đồ ăn kèm) đa dạng nhưng số lượng khá khiêm tốn. Một nồi lẩu giá 49.000 đồng thường có 1 con tôm, 1 cuộn thịt, 2-3 viên thả lẩu, 2 lát mực, rau các loại. Muốn ăn thêm, bạn có thể gọi phần thịt, cá, tôm… với giá từ 25.000 – 35.000 đồng/phần, riêng bún và rau có giá từ 5.000 – 10.000 đồng/đĩa.

“Mình thấy ăn kiểu này khá tiện, vừa đủ, dùng bao nhiêu trả tiền bấy nhiêu, không bị lãng phí”, Trần Thị Kim Hiền, sinh viên Trường ĐH Mỹ thuật TP.HCM nói và cho biết những ngày mưa lất phất, cô gái rất thích đến quán lẩu một mình. Đơn giản vì cảm giác ngồi cạnh nồi lẩu nóng, chờ món sôi, bên ngoài trời mưa lành lạnh khá là chill.

Hiền cũng cho rằng đi ăn lẩu cô đơn thoải mái hơn, không phải chờ đợi, rủ rê người khác. Chưa kể có trường hợp hủy kèo phút cuối, tâm trạng đi ăn cũng mất vui.

Một phần lẩu hải sản có giá 49.000 đồng

“Tụi mình thường đi theo nhóm, mỗi người sẽ chọn loại lẩu mình thích, sau đó gọi thêm món dùng kèm tùy ý rồi cùng ăn, nói chuyện thoải mái, vui vẻ. Khác với khi ăn lẩu lớn, chọn món cũng đắn đo, người này thích người kia không. Cũng có trường hợp một số bạn bị ngại khi ăn cùng người khác, rồi ăn ít hay nhiều, chia tiền cũng đau đầu”, Trinh chia sẻ và cho biết lẩu một mình là chân ái, giá vừa túi tiền lại có món đa dạng.

Nếu muốn trải nghiệm lẩu một mình trong những ngày TP.HCM mát mẻ, se lạnh, bạn có thể tham khảo một số địa chỉ lẩu được người trẻ yêu thích tại số 9 Bùi Đình Trực, P.5, Q.8, TP.HCM hoặc 124 đường số 13, P.Tân Quy, Q.7. Một địa chỉ khác cũng được bạn trẻ gợi ý tại 14 Mai Văn Vĩnh, P.Tân Quy, Q.7, TP.HCM.

Michio Travel

Chùa Som Rong tỉnh Sóc Trăng thu hút nhiều phật tử và du khách

1

Chùa Bôtum Vong Sa Som Rong, hay còn gọi là chùa Som Rong, tại Khóm 2, Phường 5, Sóc Trăng. Chùa Som Rong đã có từ lâu, đầu tiên được dựng lên bằng tre, gỗ và lợp lá đơn sơ, xung quanh có rất nhiều cây Som Rong tự sinh sôi, phát triển nên nhà chùa lấy tên của loài cây Som Rong, có hoa gọi là Bôtum để đặt tên cho chùa.

Hiện nay, chùa là điểm đến của nhiều du khách khi đến Sóc Trăng

Sau đó, ngôi chùa đã được trùng tu lại nhiều lần với tổng thể kiến trúc gồm có chánh điện, sala, tịnh xá, thư viện, các tháp để tro cốt của người mất…

Chùa có một tòa bảo tháp khá lớn, trên tháp là tượng Phật Thích Ca đang ngồi thiền. Bên cạnh đó, trong khuôn viên còn có tượng Phật nằm với kích thước rất lớn

Chùa Som Rong được xây dựng trước tiên ở khu đất bên kia đường. Theo các thư tịch còn lưu trữ được, phật tử cúng dường khu đất này nên sư sãi và bà con phật tử địa phương mới thống nhất dời sang đây. Ngôi chùa đầu tiên được xây dựng cũng chỉ bằng gỗ, lá đơn giản.

Trong chùa có tượng Phật nằm rất lớn

Đến năm 2000, chánh điện mới của chùa được khánh thành bằng vật liệu kiên cố nhưng với kiến trúc cũng khá đơn giản. Năm 2013, qua vận động, thượng tọa Lý Đức cho xây dựng mới tòa nhà sala hiện nay và một số khối kiến trúc mới để tòa tam bảo ngày càng được trang nghiêm hơn. Công việc xây dựng trải qua 4 năm, đến ngày 31/1/2017, sala chùa Som Rong chính thức khánh thành.

Nét độc đáo ở ngôi tháp chính là màu sơn, thay vì màu vàng truyền thống thì tháp được sơn bằng màu xám, vừa toát lên vẻ hiện đại lại vừa uy nghi, cổ kính như những kiến trúc bằng đá nguyên khối

Kiến trúc này là của người Khmer, nhưng chùa kết hợp vừa truyền thống, vừa hiện đại và nhất là phối màu để sao cho bà con phật tử cúng dường tiền của xây dựng, cảm thấy thật hài lòng vì chùa đã có được những điểm nhấn thật độc đáo.

Cổng chùa được xây dựng rất độc đáo với nhiều hoa văn

Cổng chùa được dựng theo lối tam quan. Phía trên cổng có 5 ngọn tháp, là biểu tượng của núi Meru (tức núi Tu-di), cổng được đắp nổi bởi các mảng phù điêu với nhiều biểu tượng văn hóa Khmer như rắn thần Naga, chim thần Krud, hoa văn truyền thống… được phủ nhũ vàng, kết hợp ít màu hồng nhạt. Riêng con đường từ cổng đi vào chùa được phủ đầy bóng mát của cây sao cổ thụ, những khối kiến trúc kỳ vĩ, với nhiều màu sắc sặc sỡ mang đậm văn hóa truyền thống Khmer hiện ra.

Chánh điện là nơi thờ Phật chính trong những công trình kiến trúc của chùa. Toàn bộ chánh điện được nâng đỡ bởi 6 hàng trụ cột, với tầng mái được kết cấu khá đặc biệt gồm 3 hệ thống mái chồng lên nhau theo một khoảng cách nhất định.

Chùa Som Rong được xây dựng theo kiểu kiến trúc giống như các chùa Khmer Nam bộ

Ở mỗi góc của tầng mái được trang trí hình tượng rồng của đồng bào Khmer. Phần mái tiếp giáp với cột được trang trí hình tượng nữ thần Keynor và chim thần Krud, vừa góp phần tạo nên sự chắc chắn, khỏe khoắn cho các bộ cột chống đỡ phần mái đồ sộ, vừa góp phần làm tăng vẻ đẹp và sự uy nghi cho công trình.

Hai bên lối vào chánh điện là hình tượng kỳ lân với nét hung tợn, đứng canh giữ cửa nhằm ngăn cái ác và bảo vệ Đức Phật. Trên những vách tường và trần của chánh điện là những bức bích họa mô tả về cuộc đời của Đức Phật Thích Ca. Bệ thờ trong chánh điện thờ nhiều tượng Đức Phật Thích Ca.

Michio Travel

Đồi cát Nam Cương điểm khác biệt thú vị của du lịch Ninh Thuận

2

Cách trung tâm thành phố Phan Rang, Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam, du khách theo đường Thống Nhất qua cầu Đạo Long 1 rẽ trái qua thôn Tuấn Tú là tới đồi cát Nam Cương thuộc thôn Nam Cương, xã An Hải.

Đồi cát Nam Cương hay như cách gọi dân dã của người Ninh Thuận là “Động Nam Cương”

Cát và gió như một họa sỹ tài ba

Hai bên đường tới Nam Cương bây giờ là vườn táo, vườn nho, rẫy dừa và bạt ngàn ruộng măng tây xanh. Trên tuyến đường này, du khách sẽ gặp nhiều mô hình hoa viên, nông trại hữu cơ và có hẳn 1 vườn thú ZooDoo độc và lạ, thu hút khá nhiều khách du lịch… Với diện tích khoảng 700 ha Nam Cương không gian bốn bề chỉ là cát, xuôi về phía nam là màu đỏ đất Bazan chứa nhiều khoáng sản Titan.

Đồi cát Nam Cương phụ thuộc vào mặt trời, trắng nhạt khi sáng sớm, vàng ươm khi nắng lên và đỏ au lúc hoàng hôn…

Cảm giác đầu tiên của du khách sẽ thấy mình như lạc vào thế giới sa mạc rộng lớn. Cát dồn lên thành những ngọn đồi cao thấp, nối với nhau là những triền cát cong cong gợi trí tưởng tượng cho du khách tha hồ bay bổng. Bốn mùa nơi đây lúc nào cũng lộng gió. Vốn dĩ là đồi cát bay nên những lườn cát được gió thay đổi hình, tạo dáng liên tục. Mùa gió Nồm thì ngọn đồi dịch lên phía bắc và mùa Bấc gió xô đồi cát ngược về hướng nam.

Khi những tia nắng đầu tiên trải dài trên đồi cát, hẳn ai cũng phải thích thú thốt lên, vì qua một đêm mặt cát đã xóa nhòa các dấu chân của những người hôm qua để lại

Đồi cát Nam Cương phụ thuộc vào mặt trời, trắng nhạt khi sáng sớm, vàng ươm khi nắng lên và đỏ au lúc hoàng hôn… Sở dĩ những nhiếp ảnh gia trong và ngoài nước, mấy chục năm nay họ vẫn cứ say mê chốn này cũng bởi vì những lý do ấy. Cát và gió như một họa sỹ tài ba, tạo cho Nam Cương mỗi góc ảnh là một bức tranh hoang sơ riêng biệt làm mê mẩn lòng người…

Nhiều tác phẩm ảnh chụp đồi cát Nam Cương, đã đạt giải cao tại các cuộc thi ảnh trong và ngoài nước. Những bức ảnh đẹp nhất về nơi này mà mọi người có thể tìm thấy trên mạng internet, đều có bóng dáng của họ trong đó. Trên đồi cát có một điều thú vị lạ lùng.

Đến sa mạc cát Nam Cương vào mùa hè là tuyệt nhất. Du khách có thể tới từ lúc sáng sớm, đứng trên đồi cao hít căng lồng ngực không khí thanh khiết, ngắm nhìn những đìa nuôi tôm trên cát, lung linh đèn trải dài ra phía biển. Du khách vươn vai đón mặt trời từ từ nhô lên từ ngút tầm mắt phía chân sóng đại dương…

Lũ con nít cứ tha hồ chạy nhảy, đá bóng, trượt cát, lỡ có té cha mẹ cũng không sợ con đau…

Cát lăn tăn như mặt sóng hồ trải dài ngút tầm mắt và chi chít dấu chân chim. Chiều khi mặt trời ngả về phía Cao nguyên Lâm Viên, đây là thời điểm Nam Cương đông người tới để chụp ảnh, dạo chơi và trượt trên các triền cát.

Không chỉ ban ngày Nam Cương mới nhộn nhịp thu hút du khách ghé chơi. Mỗi khi trăng tròn thì đây cũng xôn xao tiếng nói cười, khách chủ yếu là thanh niên ở thành phố và các làng quanh vùng.

Nam Cương còn có một hiện tượng hết sức lạ lùng, thú vị chưa có lời giải thích thỏa đáng và chỉ dành cho những ai đã leo lên đến đỉnh đồi mới biết

Không cần chờ chiều nắng dịu, mà ngay cả lúc giữa trưa, đi trên đồi cát vẫn không sợ nóng chút nào, bởi lớp cát phía trên liên tục di chuyển, cộng với gió từ biển mang hơi ẩm vào sẽ làm nguội ngay bề mặt. Họ lên đây ngắm trăng nhô lên từ biển, vui chơi đến lúc trăng quá đỉnh đầu mới nhường lại Nam Cương cho gió xóa vết ngày qua… Đứng trên đồi, cát chỉ ràn rạt bay lên tới đầu gối là cùng. Không ít du khách thích thú vì điều này, khi vẫn mặc quần ngắn để cho cát mặc sức “mát xa” chân trần.

Nếu tới Nam Cương đúng dịp lễ Ramadan hay lễ hội Ka Tê của người Chăm, du khách nhất định sẽ thích thú khi thấy đồi cát này như là một sân của lễ hội

Trong những ngày nắng nhất, sẽ xuất hiện một mạch nước ngầm loang ướt cả một khoảng đồi, cào lên một chút là nước rịn ướt cả tay. Cảm giác như có thể đào một cái giếng nước giữa lưng đồi, bốn bề khô khát Nam Cương.

Hiện nay đồi cát Nam Cương cũng đã đưa vào Đồ án quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch ven biển phía Nam tỉnh Ninh Thuận đến năm 2035

Các cô gái Chăm trong sắc phục truyền thống đầy màu sắc, sau khi vào thánh đường, lên tháp rủ nhau tới đây vui chơi nhảy múa và du khách có thể chụp ảnh thỏa thích, hay trò chuyện làm quen với họ một cách rất tự nhiên.

Michio Travel

Festival Thu Hà Nội 2023 chính thức khai mạc

0

Tối 29/9, tại sân khấu khu vực đền Bà Kiệu, Hoàn Kiếm Hà Nội đã diễn ra Lễ khai mạc Festival Thu Hà Nội 2023, thu hút sự tham gia đông đảo của người dân Thủ đô cùng du khách trong và ngoài nước. Festival Thu Hà Nội năm 2023 diễn ra từ ngày 29/9 đến ngày 01/10/2023 là sự kiện lần đầu tiên được Thành phố tổ chức để tôn vinh hoạt động du lịch, văn hóa, di sản, thiên nhiên của Hà Nội.

Văn nghệ chào mừng Festival Thu Hà Nội 2023

Festival bao gồm nhiều nội dung phong phú, đặc sắc như các Không gian “Hương sắc mùa thu”, “Quà tặng mùa thu”, “Vườn ánh sáng” được sắp đặt, dàn dựng thành các khu trưng bày, tiểu cảnh giới thiệu các điểm đến du lịch hấp dẫn vào mùa thu như Cầu Long Biên, phố cổ Hà Nội, Chùa Một Cột, làng hoa Mê Linh, làng cổ Đường Lâm…; Không gian giới thiệu ẩm thực Hà Nội với hàng trăm món ăn truyền thống kết hợp các hoạt động quảng bá, trình diễn tinh hoa ẩm thực; Show trình diễn trang phục áo dài, áo cưới theo dòng thời gian; hoạt động vẽ tranh với chủ đề “Hà Nội trong mắt em”; hoạt động âm nhạc đường phố; Hội nghị phát triển du lịch MICE & Golf… Điểm nhấn của Lễ hội là Chương trình Carnival được dàn dựng công phu với quy mô gần 2.000 người do chính đồng bào các dân tộc và người dân đến từ các quận, huyện, thị xã Thành phố biểu diễn.

Chương trình có sự tham gia, đồng hành của nhiều Hội, Hiệp hội như: Hội thủ công mỹ nghệ làng nghề Hà Nội, Hiệp hội Văn hoá Ẩm thực Việt Nam, Hiệp hội Du lịch Hà Nội, Hội đầu bếp Hoàng gia… và 14 tỉnh, thành phố tham gia giới thiệu du lịch địa phương bao gồm: Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Bắc Giang, Hải Dương, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Bình, Phú Yên, Đồng Nai, An Giang. Đặc biệt, người dân và du khách tới tham quan và trải nghiệm sẽ thấy nhiều hình ảnh quảng bá về đất nước, con người của các quốc gia do các Đại sứ quán, cơ quan ngoại giao các nước giới thiệu như: Cuba, Ấn Độ, Lào, Campuchia, Philippin, Srilanka, Palestine…

Phát biểu khai mạc Festival Thu Hà Nội 2023, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền khẳng định, Hà Nội không chỉ là nơi lưu giữ giá trị lịch sử cách mạng, mà còn là kho tàng di sản văn hóa đặc sắc của các dân tộc Việt Nam, cùng nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hấp dẫn du khách tham quan, trải nghiệm. Với mục tiêu từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Thành phố đang nỗ lực phát huy tiềm năng, lợi thế của cảnh quan, di sản vào xây dựng sản phẩm du lịch mới gắn với thương hiệu du lịch Thủ đô.

Chương trình “Festival Thu Hà Nội năm 2023” là sự kiện được tổ chức nhằm góp phần vào quá trình tăng trưởng, phát triển toàn diện du lịch Thủ đô cả về quy mô và chất lượng dịch vụ; gia tăng số lượng và chất lượng khách du lịch đảm bảo tính bền vững, phát triển sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh; mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc và thân thiện với môi trường.

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền phát biểu khai mạc Festival Thu Hà Nội 2023

“Tôi hy vọng rằng, với những trải nghiệm tại Festival Thu Hà Nội 2023, quý vị đại biểu, du khách sẽ có những ấn tượng sâu sắc về Hà Nội – Điểm đến du lịch hấp dẫn, an toàn, thân thiện và tin tưởng Festival Thu Hà Nội sẽ là hoạt động được tổ chức thường niên vào chính thời gian này để mỗi dịp thu về chúng ta lại được gặp nhau giữa trời thu Hà Nội” – Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội nói.

Mùa thu Hà Nội – Mùa được coi là đẹp nhất trong năm với khí hậu dịu mát, cảnh sắc yên bình, lãng mạn. Sức hút rất riêng của mùa thu Hà Nội khiến không chỉ người dân thủ đô mà cả du khách gần xa rất thích. Ngành Du lịch Hà Nội đang từng bước khai thác vẻ đẹp mùa Thu, xây dựng thành sản phẩm du lịch hấp dẫn và sáng tạo. Hà Nội – Mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến với những nét đẹp độc đáo riêng không chỉ thu hút khách du lịch thập phương với những tour du lịch văn hóa, lịch sử và tour du lịch gắn với các di sản mà còn ghi đậm dấu ấn trong tiềm thức của du khách phương xa đến với Hà Nội với những món ăn ngon nhất. Văn hóa ẩm thực Hà Nội hội tụ những tinh hoa của ẩm thực Việt một cách tinh tế, tao nhã như chính con người Tràng An. CNN đã nhận xét “Hà Nội – một trong 12 điểm đến lý tưởng nhất thế giới vào mùa thu”.

Festival Thu Hà Nội 2023 và Không gian giới thiệu ẩm thực Hà Nội năm 2023 là một trong những sự kiện quảng bá, xúc tiến du lịch lớn nhất của Thành phố nhân dịp kỷ niệm ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2023). Cùng với nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị cũng như, các hoạt động trình diễn quy mô Ban Tổ chức hy vọng người dân Thủ đô và du khách tham dự Chương trình sẽ có những trải nghiệm thú vị và đầy ý nghĩa với Festival Thu Hà Nội năm 2023 và Không gian giới thiệu ẩm thực Hà Nội năm 2023.

Festival Thu Hà Nội 2023 và Không gian giới thiệu ẩm thực Hà Nội năm 2023 là một trong những sự kiện quảng bá, xúc tiến du lịch lớn nhất của Thành phố nhân dịp kỷ niệm ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2023). Các hoạt động chính của Festival Thu Hà Nội năm 2023 bao gồm:

– Lễ khai mạc Festival Thu Hà Nội từ 19h35 – 21h35 ngày 29/9/2023 tại khu vực vườn hoa đền Bà Kiệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội với chương trình nghệ thuật độc đáo và dàn dựng công phu với sự tham gia của các nghệ sỹ nổi tiếng.

– Hội nghị phát triển du lịch MICE & Golf và khảo sát du lịch Golf tại Hà Nội;

– Trưng bày ảnh Thu Hà Nội tại Trung tâm Nghệ thuật 22 Hàng Buồm và tại vườn hoa Lý Thái Tổ. – Show trình diễn trang phục áo dài “Trang phục áo dài đám cưới theo dòng thời gian”; trình diễn áo dài của Câu lạc bộ áo dài Việt Nam với 11 bộ sưu tập áo dài của 11 nhà thiết kế, trong đó có chiếc áo dài kỷ lục “Dấu ấn thời gian” của nhà thiết kế Hoàng Ly có chiều dài 189m, đính đá và in họa tiết cổ Việt Nam; Hanhsilk…

– Trải nghiệm không gian Cốm Hà Nội, di sản nghề may áo dài Trạch Xá.

– Carnaval thu Hà Nội được dàn dựng công phu với quy mô 1.500 người từ các đơn vị của thành phố, học sinh sinh viên, Thành đoàn, các Câu lạc bộ, đoàn nghệ thuật, nghệ nhân vào sáng ngày 01/10/2023 với 4 phần: Rạng rỡ sắc thu – miêu tả những màu sắc của mùa thu Hà Nội từ doanh nghiệp cho đến các làng nghề; Các quận huyện – tôn vinh những làng nghề và các doanh nghiệp du lịch của thành phố Hà Nội; Biểu diễn nghệ thuật đường phố – mang đến một sắc thái năng động của Thành Phố Hà Nội, điểm nhấn của chương trình là đội Lân-Sư-Rồng huyện Thanh Oai với 30 con rồng diễu hành đại diện cho 30 quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội; Diễu hành- cồng chiêng các dân tộc – Thể hiện những nét đẹp của cộng đồng dân tộc thiểu số sinh sống tại Thủ đô; Nối tiếp còn có hoạt động vẽ tranh “Hà Nội trong mắt em” với sự tham gia của 99 bạn trẻ, hoạt động âm nhạc đường phố.

Michio Travel

Tết Trung thu ở Hội An có gì mà thành di sản?

1

Chiều tối 28.9, UBND TP.Hội An (Quảng Nam) tổ chức lễ đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia do Bộ VH-TT-DL trao tặng đối với lễ hội truyền thống, tập quán xã hội và tín ngưỡng Tết Trung thu ở Hội An. Tham dự buổi lễ có ông Hoàng Đạo Cương, Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL.

Lễ hội truyền thống, tập quán xã hội và tín ngưỡng Tết Trung thu ở Hội An vừa được Bộ VH-TT-DL đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng đặc biệt

Trước khi diễn ra lễ đón nhận danh hiệu, đoàn rước danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Tết Trung thu đã tổ chức diễu hành chào mừng trên các tuyến đường trong khu phố cổ Hội An.

Diễu hành chào mừng trên các tuyến đường trong khu phố cổ Hội An

Tết Trung thu là sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng đặc biệt trong năm của người dân Hội An. Từ tín ngưỡng này đã hình thành nên nhiều giá trị văn hóa cũng như tri thức dân gian riêng có tại Hội An.

Chú lân sư tử mang đặc điểm riêng biệt của Hội An

Trên cơ sở truyền thống văn hóa bản địa cũng như sự giao lưu văn hóa của Trung Hoa – Nhật Bản… Tết Trung thu trở thành một lễ tiết lớn trong năm ở Hội An, gắn với nhu cầu tín ngưỡng trừ tà, cầu may trong buôn bán, thưởng ngoạn trông trăng.

Lân sư tử biểu diễn trong đêm rằm

Lễ hội Trung thu ở Hội An còn được xem là môi trường bảo lưu những nét đẹp truyền thống trong thực hành văn hóa. Từ các nghề thủ công làm đầu thiên cẩu, lân sư rồng, đèn lồng cho đến các tri thức dân gian gắn với ẩm thực truyền thống (bánh Trung thu, bày cỗ Tết Trung thu…) đều góp phần để lễ hội này ở Hội An mang giá trị đặc biệt, hình thành nên các thế hệ nghệ nhân, góp phần cố kết cộng đồng, hình thành sản phẩm văn hóa, du lịch đặc sắc của đô thị cổ.

Diễu hành chào mừng trên các tuyến đường trong khu phố cổ Hội An

Tết Trung thu tại Hội An có sự giao thoa, tiếp biến giữa văn hóa bản địa truyền thống với văn hóa bên ngoài do lịch sử từng là thương cảng quốc tế, nên có nhiều giá trị đặc biệt riêng có.

Trong đêm 28.9, rất đông du khách tham quan phố cổ Hội An

Một lãnh đạo TP.Hội An cho hay trong hơn 25 năm qua, Tết Trung thu ở Hội An đã gắn liền với hoạt động của đêm rằm phố cổ và trở nên lung linh, huyền ảo thu hút đông đảo du khách.

Việc Bộ VH-TT-DL đưa Tết Trung thu ở Hội An vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia càng khẳng định những giá trị mà Tết Trung thu mang lại trong đời sống của nhân dân địa phương, là cơ hội để các giá trị văn hóa truyền thống được giữ gìn và phát huy.

Người dân đổ ra đường xem múa lân sư rồng

Đây cũng là nét văn hóa đặc biệt cần được bảo tồn và phát huy trong quá trình Hội An xây dựng hồ sơ tham gia ứng cử vào mạng lưới các thành phố sáng tạo toàn cầu của UNESCO.

Lễ hội lớn trong năm của cộng đồng cư dân

Ông Nguyễn Hưng (ở P.Cẩm Hà, TP.Hội An), nghệ nhân có hơn 30 năm gắn bó nghề làm đầu lân sư rồng, thiên cẩu… phục vụ Tết Trung thu ở Hội An, cho rằng du khách khi đến Hội An du lịch không chỉ được thưởng ngoạn những cảnh đẹp mang đậm nét cổ kính mà còn được chiêm ngưỡng những sản phẩm độc đáo, đậm tính chất dân gian.

Sông Hoài đông chật khách tham quan

Đáng chú ý, các sản phẩm như đầu lân sư rồng, thiên cẩu… do người dân Hội An làm ra luôn mang một giá trị đặc biệt rất riêng. Việc này cũng góp phần bảo tồn, phát huy nhiều giá trị văn hóa, lịch sử tốt đẹp của đô thị cổ Hội An.

“Tết Trung thu ở Hội An đã tạo thành một lễ hội truyền thống, tập quán xã hội và tín ngưỡng đặc trưng của cộng đồng cư dân”, ông Hưng nói.

Các đội lân tranh tài tại phố cổ Hội An

Ông Trần Anh Tuấn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, khẳng định Tết Trung thu ở Hội An là một trong những lễ hội lớn trong năm của cộng đồng cư dân, được hình thành trên cơ sở truyền thống bản địa, giao thoa văn hóa với các nước trong khu vực và luôn được cộng đồng cư dân Hội An duy trì, gìn giữ, tổ chức hằng năm.

Theo ông Tuấn, đây là một trong những lễ hội truyền thống hấp dẫn, sôi động bởi giàu giá trị văn hóa, tín ngưỡng, gắn với loại hình diễn xướng dân gian độc đáo múa thiên cẩu riêng có tại Hội An từ xưa đến nay.

Đầu tháng 2.2023, lễ hội truyền thống, tập quán xã hội và tín ngưỡng Tết Nguyên tiêu ở Hội An cũng đã được Bộ VH-TT-DL đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Michio Travel

Đảo Cô Tô Quảng Ninh với cẩm nang du lịch chi tiết 2023

1

Du lịch Quảng Ninh từ lâu đã biết cách thu hút du khách với nhiều cảnh đẹp hoang sơ tự nhiên. Nếu bạn nghĩ tại Quảng Ninh chỉ có vịnh Hạ Long là đẹp thì đã quá sai lầm, vì vẫn còn một đảo Cô Tô với vô vàn cảnh sắc mê hồn để khám phá nữa nha.

Vậy ghé đảo Cô Tô Quảng Ninh thì có gì chơi, ăn uống ra sao, ở đâu? Khám phá nhanh Cô Tô ngay bây giờ để biết thêm nhiều thông tin du lịch hữu ích nào.

Bật mí về đảo Cô Tô Quảng Ninh

Cô Tô là một huyện đảo nằm ở phía đông tỉnh Quảng Ninh và cách đất liền khoảng 80km. Cô Tô có đến gần 50 đảo lớn nhỏ xung quanh, trong đó thì khu vực đảo Cô Tô lớn và Cô Tô con rất phát triển về du lịch. Với diện tích lên đến 47,3km2, Cô Tô ghi điểm trong lòng nhiều du khách bởi cảnh quan hoang sơ tự nhiên cùng nhiều địa danh tham quan, du lịch nổi tiếng.

Bãi Nam trên đảo Cô Tô con

Nên ghé đảo Cô Tô vào thời gian nào trong năm?

Đảo Cô Tô đẹp nhất để du lịch chắc chắn là vào mùa hè và mùa thu. Bạn nên đến đây vào giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 5, lúc này thời tiết rất đẹp, trời không có mưa, nắng nhẹ và không có bão. Ngoài ra giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 7 cũng khá lý tưởng nhưng cần xem dự báo thời tiết trước để tránh trường hợp có bão nha.

Bãi Đông trên đảo Cô Tô con.@Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Cô Tô

Nếu bạn muốn du lịch đảo Cô Tô vào cuối năm thì tầm tháng 9 – tháng 10 sẽ khá phù hợp. Nhưng thời gian này thường có mưa, nhiệt độ lại khá lạnh nhưng do là mùa thấp điểm du lịch nên giá thành dịch vụ sẽ giảm và không quá đắt đỏ như các thời gian khác.

Hướng dẫn di chuyển đến đảo Cô Tô Quảng Ninh

Do nằm cách đất liền đến gần 80km nên di chuyển đến đảo Cô Tô sẽ có hai chặng chính là đến cảng Cái Rồng và sau đó bắt tàu ra đảo Cô Tô. Với các du khách xuất phát từ TP. Hồ Chí Minh hay các tỉnh xa thì nên mua vé máy bay Hà Nội, vé máy bay Quảng Ninh, vé máy bay Hải Phòng. Sau đó tiếp tục di chuyển đến cảng Cái Rồng, Quảng Ninh bằng xe khách, Taxi, xe máy, xe Limousine…

cảng Cái Rồng

Tại cảng Cái Rồng, bạn sẽ bắt tàu để ra đảo Cô Tô, tại cảng hiện có 2 loại tàu chính là tàu gỗ và tàu cao tốc. Với tàu cao tốc sẽ có giá vé từ 250.000/lượt, thời gian ra đảo sẽ tầm một giờ, có nhiều hãng tàu để bạn lựa chọn là Phúc Thịnh, Cô Tô 68, Ka Long,… giờ xuất phát từ 6h – 17h30. Tàu gỗ thì có giá rẻ hơn với 95.000 VNĐ/lượt, thời gian từ 7h – 13h, tàu gỗ cứ đủ khách là chạy nhé, di chuyển ra đảo Cô Tô sẽ tốn khoảng gần 3 giờ nha.

Du khách đến đảo Cô Tô và muốn di chuyển xung quanh để tham quan thì nên chọn các phương tiện như xe máy, xe đạp hay xe điện nha, bạn có thể thuê xe tại khách sạn mình ở luôn. Với các bạn chưa rành đường thì nên chọn đi bằng xe ôm hay taxi là tốt nhất.

Đảo Cô Tô có những địa điểm du lịch nào hấp dẫn?

Thả mình trong tại những bãi tắm đẹp nhất

Biển chắc chắn là ưu thế du lịch mạnh nhất của đảo Cô Tô rồi! Nơi đây sở hữu nhiều bãi biển xinh đẹp, làn nước xanh trong tận đáy, bờ cát trắng mịn màng. Và không chỉ 1 mà có rất nhiều bãi biển đẹp tại đảo Cô Tô nha, kể sơ sơ sẽ có bãi Tàu Đắm, bãi Bắc Vàn, bãi Hồng Vàn, bãi Vàn Chảy…

Bãi biển đảo Thanh Lân.@Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Cô Tô

Tại đảo Cô Tô con còn có thêm bãi Nam và bãi Đông để khám phá nữa nha. Ngoài việc tắm biển, bạn còn có thể thưởng thức khung cảnh bình minh và

Bãi đá Móng Rồng

Đến đảo Cô Tô thì chắc chắn phải ghé qua bãi đá Móng Rồng (Cầu Mỵ) nhé. Nơi đây có hệ thống đá trầm tích được mài mòn tự nhiên qua hàng vạn năm do nước biển, khung cảnh tự nhiên hoang sơ cực kỳ xinh đẹp. Bãi đá Móng Rồng rộng đến 40ha với dài khoảng 2km, ngoài việc chiêm ngưỡng thì bạn có thể đến đây để lặn biển khám phá san hô, câu cá hay “sống ảo” nữa nha.

Đảo Cô Tô Quảng Ninh
Bãi đá Móng Rồng

Hải đăng Cô Tô

Nếu muốn chiêm ngưỡng một trong những ngọn hải đăng đẹp nhất Việt Nam thì nhớ đừng bỏ qua hải đăng Cô Tô nha. Ngọn hải đăng nằm trên ngọn đồi cao hơn 100m, để thăm khu vực đỉnh ngọn thì bạn sẽ phải vượt qua một cầu thang với 72 bậc, từ đây du khách sẽ được phóng tầm mắt vào khu vực biển trời bao la tuyệt đẹp đằng xa.

Hải đăng Cô Tô

Khu tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh

Là Khu di tích lịch sử cấp quốc gia được công nhận từ năm 1997, đây chính là địa điểm mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã có lần ghé thăm vào các năm 1961 và 1962. Đây cũng là nơi sở hữu tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh có quy mô lớn nhất khu vực Đông Bắc Việt Nam.

Khu vực tượng Hồ chủ tịch

Rừng chõi nguyên sinh

Nếu đến đảo Cô Tô vào tầm tháng 4 thì bạn nên ghé thăm Rừng chõi nguyên sinh nha. Tháng 4 cũng chính là mùa hoa chõi nở rộ với các chùm hoa tí hon xinh đẹp rủ xuống khắp mọi ngóc ngách, đến rừng nguyên sinh bạn còn được ngắm nhìn các cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi cao hơn 20m nữa. Đặc biệt không khí trong lành tại đây chính là điều tuyệt vời để thư giãn và quên đi những mệt mỏi ngoài kia.

Một góc Rừng chõi nguyên sinh

Di tích Đồn Cao

Di tích Đồn Cao là nơi ghi nhận trận đánh quả cảm giữa Đại đội Ký Con và Quân đội Pháp trên đảo Cô Tô vào đêm 13/11/1945. Nơi đây được công nhận là Di tích lịch sử cấp tỉnh của Quảng Ninh. Dù trận đánh này không giành được thành công nhưng vẫn thể hiện được tinh thần yêu nước, chiến đấu đến cùng của các chiến sĩ Đại đội Ký Con.

Khu di tích Đồn Cao

Phố đi bộ Ký Con

Khu vực phố đi bộ Ký Con toạ lạc tại thị trấn đảo Cô Tô với chiều dài 205m. Nơi đây có bày bán nhiều món ăn, đồ uống siêu ngon và là khu vực mua sắm, vui chơi được nhiều bạn trẻ yêu thích. Phố đi bộ Ký Con bắt đầu hoạt động từ 19h đến 23h hàng ngày.

Phố đi bộ Ký Con

Đặc sản nào tại đảo Cô Tô đáng để thưởng thức?

Cù Kỳ: Là một trong những món hải sản nức tiếng tại vùng biển đảo Cô Tô. Cù Kỳ hay còn gọi là cua đá, bề ngoài giống cua nhưng to hơn, ăn vào thịt khá ngọt và chắc. Cù Kỳ tại Cô Tô nổi tiếng tươi ngon nên nhớ thưởng thức nha.

Cù Kỳ Cô Tô

Cầu Gai: Hay còn gọi là nhím biển hay nhum biển. Cầu Gai tại đảo Cô Tô nổi tiếng tươi ngon, thường được chế biến để nấu cháo, nướng và cả ăn sống nữa. Cầu Gai có giá trị dinh dưỡng cao nên rất được nhiều du khách ưa thích.

Cầu Gai Cô Tô

Sá Sùng: Là loại hải sản vừa quý hiếm lại vừa đắt đỏ tại đảo Cô Tô do hàm lượng dinh dưỡng cực cao. Sá Sùng có thể chế biến thành nhiều món siêu ngon như nướng, nấu cháo, xào chua, chiên,… Thịt Sá Sùng ăn vào có vị ngọt, mềm, dai lại béo nên rất thích luôn.

Sá Sùng

Hải sâm: Nếu muốn thưởng thức hải sâm thì bạn nên đến đảo Cô Tô vào tầm tháng 7 – tháng 8 nha. Hải sâm có dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe, đặc biệt có khả năng chống lão hoá, tốt cho người ăn kiêng nên rất được phái đẹp yêu thích.

Hải sâm

Ốc móng tay: Thịt ốc móng tay tại đảo Cô Tô có vị ngọt, ăn vào chắc và chứa nhiều chất dinh dưỡng như canxi, sắt,… giúp giảm nguy cơ mắc các loại bệnh liên quan đến tim mạch, huyết áp.

Michio Travel

Tuyên Quang mùa Trung Thu với lễ hội mô hình đèn lồng khổng lồ

0

Những ngày qua, mọi nẻo đường tại TP Tuyên Quang sôi động hơn với lễ diễu hành các mô hình đèn lồng khổng lồ. Hàng nghìn người đổ về xứ Tuyên để hòa mình vào mùa Lễ hội Trung Thu lớn nhất Việt Nam, cùng nhau chiêm ngưỡng, thưởng thức những mô hình đèn lồng độc đáo.

Vào mỗi buổi tối, những chiếc đèn lồng khổng lồ mang màu sắc lung linh lại xuống phố diễu hành. Trên khắp các nẻo đường có đoàn diễu hành đi qua, không khí sôi nổi, náo nhiệt.

Ngoài ra, các trò chơi dân gian, gian hàng bày bán đồ lưu niệm làm tăng thêm sự hấp dẫn.

Trung Thu ở Tuyên Quang năm nay ghi nhận sự xuất hiện của nhiều mô hình mới và có sự đầu tư, chỉn chu của các tổ dân phố trong việc lên ý tưởng, làm mô hình.

Bên cạnh đó có sự hưởng ứng, ủng hộ nhiệt tình, hết mình của mỗi người dân, mong muốn đem lại hình ảnh một lễ hội sôi động, hoành tráng nhất trong lòng du khách.

Bạn Nguyễn Linh (25 tuổi, sống tại TP Tuyên Quang) cho biết, “Những chiếc đèn lồng chuẩn bị cho lễ Trung Thu năm nay tại Tuyên Quang độc đáo, ấn tượng hơn những năm trước. Mỗi chiếc đèn lồng lại mang một màu sắc riêng. Có mô hình lấy cảm hứng từ các con giáp, nhân vật trong truyền thuyết”.

Năm nay, ngoài các mô hình đèn lồng được thiết kế từ các địa phương, một số gia đình, doanh nghiệp cũng tự làm những chiếc mô hình đèn lồng khổng lồ cho trẻ em vui chơi. Các mô hình đa dạng mẫu mã, kích thước. Có những chiếc đèn lồng lên tới hàng chục triệu đồng.

Tại các buổi diễu hành, lực lượng chức năng cũng có mặt đầy đủ để phân luồng giao thông, đảm bảo hoạt động vui chơi diễn ra an toàn.

Lễ hội Thành Tuyên được tổ chức vào mỗi dịp Tết Trung Thu với những mô hình đèn Trung thu khổng lồ do người dân tự làm. Lễ hội Thành Tuyên năm nay được tổ chức nằm trong chuỗi sự kiện du lịch Qua những miền di sản Việt Bắc lần thứ XIV, diễn ra từ ngày 20 đến 27/9/2023 tại TP Tuyên Quang với nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn. Tất cả sẽ mang đến cho Tuyên Quang một mùa lễ hội Trung thu vui tươi và đáng nhớ.

Nếu có kế hoạch ghé thăm Tuyên Quang vào dịp Trung thu này, bạn nhớ ghi ngay lịch lễ hội vào nhé!

  1. Khai mạc “Liên hoan các làng văn hóa du lịch cộng đồng 6 tỉnh Việt Bắc”. (Thời gian: 7h thứ Sáu ngày 22/9 tại Trung tâm Hội nghị tỉnh)
  2. Chương trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc lần thứ 14 tại Tuyên Quang năm 2023 và Lễ hội Thành Tuyên năm 2023”. (Thời gian: 20h thứ Sáu ngày 22/9 tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành)
  3. Chương trình “Đêm hội Lễ hội Thành Tuyên năm 2023”. (20h thứ Bảy ngày 23/9 tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành)
  4. Chương trình khám phá ẩm thực 3 miền.
  5. Rước mô hình đèn lồng khổng lồ vào tất cả các buổi tối trong tuần.

Michio Travel

Gợi ý 4 địa điểm đón Tết Trung thu lớn nhất ở Việt Nam

0

Tết Trung thu ở Việt Nam hay còn được gọi là tết Đoàn viên, được tổ chức vào rằm tháng 8 hàng năm. Dưới đây là một số những địa điểm đón tết Trung thu lớn ở Việt Nam mà ai cũng nên đến một lần trong đời để không phải hối tiếc.

1. Địa điểm đón tết Trung thu lớn ở Việt Nam tại TP. Tuyên Quang

Một trong những địa điểm đón tết Trung thu lớn ở Việt Nam mà hầu hết ai cũng biết chính là trung tâm thành phố Tuyên Quang. Hàng năm, cứ mỗi dịp tết Trung thu là người dân ở khắp các phố phường sẽ tập trung tại thành phố, tất bật chuẩn bị để đêm hội Thành Tuyên được diễn ra thành công.

Người dân đổ ra đường “cháy phố” hết mình trong đêm hội Thành Tuyên ngày 23/9 vừa qua

Lễ hội thành Tuyên được tổ chức nhằm tạo điều kiện vui chơi, giải trí trong dịp Trung thu cho các em nhỏ và người dân Tuyên Quang. Lễ hội còn là dịp để Tuyên Quang quảng bá hình ảnh của mình nhằm thu hút khách du lịch.

Nhiều tiết mục nghệ thuật và sôi động được diễn ra trên khắp các con phố

Vào ngày “đêm hội thành Tuyên”, các phố phường của Tuyên Quang sẽ tràn ngập ánh sáng của những ngọn đèn lồng dân gian đủ màu sắc. Những chiếc đèn lồng qui mô, hoành tráng sẽ được đưa đi diễu hành khắp các đường phố Tuyên Quang. Bên cạnh đó là sự sôi động và đặc sắc từ các phần biểu diễn nghệ thuật của các đoàn nghệ thuật đến từ nhiều người dân trên địa bàn thành phố. Tất cả chắc chắn sẽ mang đến cho Tuyên Quang một mùa lễ hội Trung thu vui tươi và đáng nhớ.

2. Địa điểm đón tết Trung thu tại phố cổ Hội An

Năm nay, Hội Tết Trung thu Quý Mão – Hội An 2023 sẽ diễn ra từ ngày 26-30/9. Đặc biệt, trong chương trình sẽ tái hiện không gian “Đêm phố cổ” Hội An đầu thế kỷ 20

Tiếp theo là một địa điểm đón tết Trung thu mà bạn có thể thưởng thức phong vị trọn vẹn nhất chính là phố cổ Hội An. Phố cổ Hội An được thắp sáng bởi hàng trăm ngọn đèn lồng mang đậm bản sắc truyền thống Việt Nam, ánh đèn lung linh tỏa sáng khắp các phố phường, cùng với nét cổ điển của kiến trúc nơi đây tạo nên cho Hội An một vẻ đẹp huyền bí đến lạ thường.

Trong hơn 25 năm qua, Tết trung thu ở Hội An đã gắn liền với hoạt động của đêm rằm phố cổ, thu hút đông đảo du khách

Bên cạnh đó, khắp các nơi trong phố cổ, trẻ con sẽ tham gia các hoạt động lễ hội như: rước đèn, phá cỗ, múa lân… vô cùng vui tươi và đặc sắc. Nếu bạn yêu những nét cổ truyền, nguyên sơ đúng nghĩa của tết Trung thu thì phố cổ Hội An là một địa điểm hoàn hảo bạn nên ghé thăm vào dịp trung thu này.

3. Địa điểm đón tết Trung thu tại Thủ đô Hà Nội

Phố cổ Hà Nội là một địa điểm đón tết Trung thu mang phong vị tết Trung thu cổ truyền. Đến thủ đô Hà Nội vui chơi tết Trung thu, bạn hoàn toàn có thể dạo quanh các dãy nhà cổ kính trên các con phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Giấy…

Một địa điểm đi chơi Trung thu ở Hà Nội không thể không nhắc đến là phố Hàng Mã. Vào mỗi dịp tết Trung thu, khắp các con phố đâu đâu cũng thấy nhộn nhịp với các loại đèn lồng, đèn ông sao, đồ chơi Trung thu truyền thống.

Bên cạnh đó, vào đêm Trung thu, bạn sẽ bắt gặp vô số những chiếc đèn lồng xinh xắn và tỏa sáng lung linh khắp khu phố cổ. Dường như, đây chính là không gian mang không khí Trung thu vừa vui tươi lại giúp bạn cảm nhận được một tết Trung thu cổ truyền đúng nghĩa.

Hà Nội hứa hẹn sẽ mang đến những không gian trải nghiệm thú vị nhất trong mùa Trung thu 2023

Đặc biệt, đừng quên ghé thăm chú cá chép khổng lồ được làm từ hơn 5000 chiếc đèn lồng nhỏ đang giữ kỉ lục Guiness Việt Nam tại Hà Nội nhé. Ngoài ra còn có 1 số địa điểm vui chơi trung khác ở Hà Nội như các trung tâm thương mại lớn, công viên Hồ Tây, bảo tàng Dân tộc học… cũng đều tổ chức những sự kiện trung thu rất hoành tráng và thú vị.

4. Địa điểm đón tết Trung thu tại Sài Gòn

Nói đến các địa điểm đón tết Trung thu lớn ở Việt Nam, nếu không nhắc đến Sài Gòn thì quả là một thiếu sót. Thành phố Sài Gòn có lẽ là nơi tết Trung thu được diễn ra với nhiều hoạt động đặc sắc nhất.

Phố lồng đèn ở Sài Gòn đã sẵn sàng cho mùa lễ hội Trung thu 2023

Điều đặc biệt là tết Trung thu ở Sài Gòn là mang một nét đẹp hiện đại của một thành phố lớn với sự rực rỡ của những ánh đèn. Bên cạnh đó, có một số phố lồng đèn như Lương Nhữ Học, một con đường khá quen thuộc với giới trẻ Sài Gòn trong các ngày lễ Trung thu.

Có thể nói, nếu Hà Nội nổi tiếng với con phố Hàng Mã tấp nập người xe mỗi dịp Trung Thu về thì TPHCM cũng có một con đường như vậy. Phố lồng đèn TPHCM được mệnh danh là con phố náo nhiệt và đầy màu sắc nhất, là điểm hẹn lý tưởng cho những ai muốn tìm hiểu về nghệ thuật làm đèn lồng truyền thống của người Hoa.

Ngoài ra, nếu bạn yêu thích một không gian nhẹ nhàng, thanh cảnh thì có thể đón Trung thu theo 1 cách thi vị hơn là tham gia thả đèn hoa đăng ở công viên Lê Thị Riêng. Những ánh đèn hoa đăng lấp lánh sẽ mang đến cho bạn nhiều điều may mắn và bình an. Nếu yêu thích sự bình yên trong tâm hồn và không gian nhẹ nhàng thì đây chính là địa điểm đón tết Trung thu dành cho bạn.

Trên đây là những địa điểm đón tết Trung thu lớn nhất Việt Nam mà bạn nhất định nên ghé thăm ít nhất một lần trong đời. Chắc hẳn, đây sẽ là những trải nghiệm để lại dấu ấn khó quên trong lòng bạn đấy nhé.

Michio Travel

Mù Cang Chải mùa lúa chín Đất trời Tây Bắc đẹp kỳ lạ

1

Thay vì đi đến Mù Cang Chải các bạn có thể đến La Pán Tẩn, bởi nơi đây thuận lợi cho việc đi thăm những thửa ruộng bậc thang vào mùa lúa chín. Nếu đã từng đến Sa Pa nhiều lần, đi khắp cùng những cánh đồng đến độ lưng đẫm ướt mồ hôi, nhìn những triền núi lúa chín vàng rực, hay đi cáp treo lên đỉnh Fansipan, nhìn xuống thung lũng Mường Hoa như một thảm vàng, một vẻ đẹp đến mê hoặc lòng người. Nhưng ngắm những thửa ruộng ở Mù Cang Chải như là một cuộc chinh phục cho thỏa lòng trong hành trình du lịch.

Đồi mâm xôi

Vào cuối tháng 8, qua tháng 9, những thửa ruộng xanh lá chuyển vàng, và mùa vàng kéo dài chừng một tháng, sau đó là vào mùa gặt. Ngay tại ngã ba La Pán Tẩn, luôn túc trực mấy chục anh xe thồ là người bản địa sẵn sàng chở bạn đi thăm các điểm du lịch. Lý do bạn phải đi xe ôm vì con đường cực kỳ nguy hiểm, nhỏ chừng 0,6m lại lên xuống dốc, có khi bên cạnh là bờ vực. Ngay cả việc bạn thuê xe máy để tự mình trải nghiệm thì cũng là một công việc khó khăn vì bạn không quen đi những con đường như vậy.

Hầu hết cá homestay đảm nhận nấu ăn tối, ăn sáng cho khách luôn, vì quanh khu vực chẳng có quán xá buôn bán, có quán cà phê thì mới 5 giờ chiều đã nghỉ bán, khu chợ nhỏ bán khá nhiều thổ cẩm và các loại cây rừng làm thuốc.

Những con dốc cao, quanh co đi qua những thửa ruộng bậc thang, bên dưới thung lũng là những thửa ruộng chín vàng, đẹp như họa sĩ đang pha màu. Nhưng ruộng lúc ở La Pán Tẩn cũng gần giống ruộng lúa ở Sa Pa, các bạn có thể dừng lại chụp vài tấm ảnh, ngắm trời mây rồi đi tiếp.

Đường đi lên Mù Cang Chải

Chông chênh bên đường có bãi giữ xe, còn mua vé thì đã có một trạm dọc đường chặn để bán, tới nơi bạn chỉ mê đắm với không gian kỳ ảo của những thửa ruộng vàng vào mùa, có khi hút sâu bên dưới, có khi lượn vòng cung, có khi nép mình bên triền núi, và điểm nhấn chính là thửa ruộng giống như mâm xôi.

Mù Cang chải có cho thuê trang phục người Tày, một dân tộc chiếm tỉ lệ 17% ở Yên Bái và sinh sống khá đông ở Mù Cang Chải và Văn Chấn. Có cả chiếc gùi để vào vài nhánh hoa cải vàng hoặc hoa tam giác mạch.

Ai cũng tìm cách lên đồi mâm xôi, và ngạc nhiên khi nhận ra ngọn đồi với vòng tròn có đường kính khoảng 10 mét ấy có thể trồng lúa, những ngọn lúa chín vàng lung linh giữa đất trời là cảnh đẹp cho người dạo chơi hôm nay, và là cơm áo của người gieo trồng.

Đó còn là những ngọn gió mang theo hương thơm lúa chín, là những cánh đồng lúa bậc thang kỳ ảo vàng miên man.

Bạn chỉ cần lên đường là được chạm gặp!

Michio Travel

Ninh Thuận với khung cảnh thiên nhiên hùng vỹ đẹp quên lối về

0

Travel boggler Tài Phạm chia sẻ: “Đến với Ninh Thuận, tôi đã bị đắm chìm vào khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, lãng mạn, biển xanh, cát trắng, nắng vàng.” Anh cho biết hiện nay di chuyển đến đây đã trở nên thuận tiện hơn khi có cao tốc. Vì vậy, để lựa chọn một bãi biển đẹp, cảnh thiên nhiên tuyệt vời mà không tốn quá nhiều công sức, thời gian di chuyển thì Ninh Thuận là điểm đến lý tưởng.

Ninh Thuận nổi tiếng với khung cảnh thiên nhiên hoang sơ và những bãi biển xanh ngắt

Dưới đây là những địa điểm nhất định phải ghé khi đến tỉnh Ninh Thuận.

Bãi Hòn Rùa

Bãi này thuộc xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, cách Vườn quốc gia Núi Chúa khoảng 1km. Bãi Hòn Rùa được ví như viên ngọc ẩn mình giữa chốn thiên nhiên với khung cảnh bình dị và nước biển trong xanh.

Bãi Hòn Rùa được ví như viên ngọc ẩn thiên nhiên

Đây là địa điểm bạn phải ghé khi đi Vĩnh Hy vì là một trong những bãi đẹp nhất và còn nguyên nét hoang sơ, cách trung tâm Vĩnh Hy chỉ khoảng 15 phút di chuyển bằng cano. Trên những vách đá, du khách thả dáng là có bức hình siêu đẹp.

“Bạn sẽ tận hưởng một mùi hương biển thơm ngào ngạt, màu xanh ngọc bích lung linh của biển cả. Bên cạnh đó bạn có thể lặn ngắm san hô” – Tài Phạm nói.

Cung đường ven biển Bình Tiên

Đây là một trong những cung đường đẹp nhất Việt Nam với một bên là biển, một bên là dãy Núi Chùa trùng trùng, điệp điệp.

Cung đường ven biển Bình Tiên là con đường du khách nên trải nghiệm

Đi dạo ven biển cung đường Bình Tiên cũng là điều du khách nên thử. Từ những đoạn đường quanh co, view ngắm xuống cả thị trấn Vĩnh Hy, thậm chí ngắm cả được đảo Bình Hưng và hai bãi biển nhỏ đó là Bãi Chuối và Bãi Thùng ấy.

Điện quạt gió Đầm Nại

Điện quạt gió ở thôn Láng Me, xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc cách trung tâm TP Phan Rang tầm khoảng 20 phút. Hiện công trình có 16 turbine với đường kính 114 m, nằm trên diện tích 9,6 hecta.

Điện quạt gió Đầm Nại là điểm check-in lý tưởng của khách du lịch khi đến Ninh Thuận

Đến đây du khách sẽ tận mắt ngắm nhìn những cánh quạt gió xoay trên một cánh đồng lúa rộng bao la và phía xa là cảnh đồi núi. Địa điểm này nằm trên tuyến quốc lộ 1A nên chỉ cần chạy ngang qua là sẽ thấy. Du khách kiếm con đường mòn nào nhỏ rẽ vào ngắm là được ngay.

Cắm trại ở bãi Chuối và bãi Thùng

Bãi Chuối là bãi tắm hoang sơ, nằm trong khu vực quản lý của Ban quản lý Vườn Quốc Gia Núi Chúa. Bãi này có bãi cát trắng mịn, nước biển màu ngọc bích, trong veo. Bãi Thùng thuộc xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, cách vịnh Vĩnh Hy 8 km. Bãi này được mệnh danh là 10 bãi biển đẹp nhất Ninh Thuận, sở hữu đường bờ biển dài khoảng 400 m và có độ sâu vừa phải.

Nếu chọn để cắm trại thì nên chọn bãi Chuối vì bãi biển đẹp hơn, không có đá nhiều nhưng đường đi xuống khá khó. Còn bãi Thùng đi xuống tận nơi nhưng view không đẹp bằng, đá nhiều và lưu ý khu vực này có rác khá nhiều.

Ngoài ra, dọc dải đất miền Trung có một khám phá mới từ hướng hòn Rùa (cách vịnh Vĩnh Hy 15 phút di chuyển bằng cano) là hang Tàu (đảo Yến). Hang Tàu tại đảo Bình Hưng (tỉnh Khánh Hòa). Từ hướng hòn Rùa, bạn có thể thuê cano chạy theo hướng ra đảo Bình Hưng (tỉnh Khánh Hòa) và sẽ gặp được hang Tàu.

Hang Tàu tại đảo Bình Hưng (tỉnh Khánh Hòa)

Hang Tàu (đảo Yến) không có nghĩa sẽ có yến ở trong hang mà xung quanh đó có nhiều người dân nuôi yến. Mỗi hang hoàn toàn tự nhiên. Đi vào bên trong hang Tàu thì sẽ thấy được những mạch nước ngầm nhỏ xuống.

Internet

- Advertisement -

POPULAR ARTICLES