Home Blog Page 5

Trải nghiệm tâm linh chỉ có ở thánh địa hành hương núi Bà Đen

0

Núi Bà Đen, nằm sừng sững giữa vùng đồng bằng ngoại ô Tây Ninh, nơi được mệnh danh là “nóc nhà Nam Bộ”, là điểm hội tụ linh khí thiên địa và cũng là nơi trao gửi niềm tin của nhiều Phật Tử miền Nam.

Du Lịch Núi Bà Đen Đón Lễ Vu Lan Không Khó

Chào đón, không khí tại Núi Bà Đen mà đặc biệt tại Chùa Bà càng thêm sôi động, khi mà đông đảo Phật Tử trong và ngoài nước ghé thăm. Trong tháng Vu Lan, tại Núi Bà Đen và Khu du lịch sẽ diễn ra nhiều hoạt động hấp dẫn, mở ra không gian Phật Giáo ấn tượng cùng những chương trình giàu ý nghĩa, hướng lòng thành kính và hiếu hạnh về Cha Mẹ.

Rất khó để có thể trong thời điểm này và du khách có thể phải xếp hàng nhiều giờ liền. Vậy nên, bạn hãy đặt vé cáp treo Núi Bà Đen ngay trên Klook để có thể thoả thích vi vu đón Vu Lan nhé. Ngoài ra, Klook cũng đang có mã giảm giá hấp dẫn cho các hoạt động tôn giáo trong tháng lễ này đó.

Núi Bà Đen Tây Ninh Ở Đâu? Vì Sao Núi Bà Đen Được Mệnh Danh Là “Nóc Nhà Đông Nam Bộ”?

Thuộc quần thể di tích văn hoá, lịch sử cùng tên, Núi Bà Đen (hay Núi Bà Dinh, Núi Một, Núi Điện Bà) sở hữu chiều cao 986 mét so với mực nước biển, cao nhất trong hệ thống núi đồi khu vực Đông Nam Bộ. Du khách còn ưu ái đặt cho nơi này mỹ danh “Đệ Nhất Thiên Sơn”. Nhìn từ phía xa, Núi Bà Đen thoắt ẩn thoắt hiện giữa sương mây trắng xoá, “điểm tô” bởi quần thể đền chùa, miếu thờ… trải dài từ chân đến đỉnh núi. Không hổ danh là biểu tượng văn hoá và tôn giáo nổi bật của tỉnh Tây Ninh.

Sự Tích Núi Bà Đen Tây Ninh

Vào thời nhà Nguyễn, Lý Thiên – quan trấn nhậm Trảng Bàng – và ái thê Ðặng Ngọc Phụng có một người con gái tên là Lý Thị Thiên Hương. Trong một lần lên núi vãng cảnh chùa, nàng chẳng may bị côn đồ ức hiếp và được Lê Sĩ Triệt cứu giúp. Khâm phục tài đức hơn người của thiếu niên họ Lê, cha mẹ Thiên Hương đã hứa gả nàng cho Sĩ Triệt. Tạo hoá sao mà khéo trêu ngươi! Khi chờ đợi Sĩ Triệt tòng quân đánh Tây Sơn trở về, Thiên Hương lại bị kẻ xấu vây bắt toan hãm hiếp.

Để giữ đức hạnh và nghĩa tình với vị hôn phu, Thiên Hương đã nhảy xuống khe núi tiết tử. Hương hồn Thiên Hương trở về báo mộng cho vị sư trụ trì của ngôi chùa trên núi trong diện mạo màu đen sẫm. Từ đó, người đời gọi nàng là Bà Đen và lập miếu thờ để an ủi vong linh nàng tiểu thư đẹp người, đẹp nết nhưng yểu mệnh.

Thời Điểm Lý Tưởng Du Lịch Núi Bà Đen Tây Ninh

Tháng Giêng âm lịch là thời điểm sôi động của các hội xuân trên Tây Ninh, khiến nơi đây trở nên hấp dẫn và thu hút đông đảo du khách. Tận hưởng không khí lễ hội và thưởng thức đặc sản địa phương là một trải nghiệm tuyệt vời. Hãy sắp xếp chuyến du lịch của bạn vào thời gian này để tận hưởng sự nhộn nhịp và may mắn mang đến từ các lễ hội này.

Các khu du lịch và điểm tham quan tại núi Bà Đen thường nằm ngoài trời, vì vậy thời gian lý tưởng để đến đây là từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau. Trong khoảng thời gian này, Tây Ninh trải qua mùa khô với thời tiết nắng nhẹ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc khám phá và tham quan.

Hướng Dẫn Đến Núi Bà Đen Từ Thành Phố Hồ Chí Minh

Núi Bà Đen cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 110km. Từ trung tâm Sài Gòn, bạn có thể chọn xe buýt, xe máy hoặc để đi du lịch Núi Bà Đen. Khí hậu miền Nam tương đối khô nóng; thế nên, hành trình đi xe máy từ thành phố Hồ Chí Minh đến Tây Ninh không phải là lựa chọn tốt nhất cho người có sức khoẻ kém. Dù vậy, một chuyến đi “phượt” trên ngựa sắt vẫn là trải nghiệm thú vị được nhiều #teamKlook trẻ tuổi lựa chọn.

1. Đi núi Bà Đen từ thành phố Hồ Chí Minh bằng xe máy

Cách 1: Bạn đi theo Quốc Lộ 22A rồi rẽ phải ở Ngã Ba Trảng Bàng để vào Tỉnh Lộ 782; di chuyển khoảng 62km nữa là đến được Núi Bà Đen, Tây Ninh.

Cách 2: Bạn đi theo Quốc Lộ 22A rồi rẽ trái ở Ngã Ba Trảng Bàng để đến Thị Trấn Gò Dầu. Đi tiếp theo Quốc Lộ 22B khoảng 62km nữa là tới nơi.

2. Đi núi Bà Đen từ thành phố Hồ Chí Minh bằng xe buýt

Bạn chọn xe buýt 703, tuyến Bến Thành – Mộc Bài để đến Mộc Bài. Sau đó, đi xe buýt tuyến Mộc Bài – Tây Ninh để đến Núi Bà Đen. “Tổng thiệt hại” khoảng 60.000đ cho cả hai chuyến lượt đi.

Hướng Dẫn Chinh Phục Đỉnh Núi Bà Đen

Khá nhiều #teamKlook chọn cách leo Núi Bà Đen để thử thách bản thân cũng như có cơ hội ngắm nhìn quan cảnh hoang sơ và thơ mộng dọc hành trình. Nếu cũng đang lên kế hoạch chinh phục “nóc nhà Đông Nam Bộ”, bạn hãy tham khảo chi tiết trong bài viết bên dưới nhé.

Thông Tin Cáp Treo Núi Bà Đen Tây Ninh

Du khách dễ dàng đến được nơi cao nhất của Núi Bà Đen nhờ vào hệ thống cáp treo hiện đại. Trong hành trình kéo dài vỏn vẹn 8 phút, #teamKlook có thể thả hồn theo những cánh đồng lúa xanh bát ngát, tựa hồ như toả sáng lấp lánh dưới ánh nắng vàng. Vừa ra mắt vào đầu năm 2020, cáp treo Núi Bà Đen Tây Ninh đã gây tiếng vang bởi danh hiệu “nhà ga cáp treo lớn nhất thế giới”, sở hữu trên dưới 100 cabin cùng khả năng vận chuyển đến hơn 4.000 lượt khách mỗi giờ.

Có hai tuyến cáp treo chính là Chùa Hang (chân Núi Bà Đen <=> Chùa Bà Đen) và Vân Sơn (đi từ chân lên đỉnh núi và ngược lại). Nếu nhà ga Chùa Hang tái hiện hình ảnh của một ngôi chùa cổ năm tầng cổ kính thì nhà ga Vân Sơn chính là hiện thân của “thế giới cổ tích Bắc Âu thu nhỏ”. Bạn hãy chọn trang phục tinh tế để lưu lại khoảnh khắc ảo diệu ở hai nhà ga tuyệt đẹp này nhé.

Lưu ý khi mua vé Cáp Treo Núi Bà Đen Tây Ninh:

  • Trẻ em cao dưới 1 mét được MIỄN PHÍ
  • Khách VIP sẽ được nhận đặc quyền Lối Đi Ưu Tiên

Giá Vé Khu Du Lịch Núi Bà Đen Tây Ninh Tham Khảo

Để tham quan, ngắm cảnh tại khu du lịch núi Bà Đen Tây Ninh, du khách sẽ phải mua vé vào cổng. Mức giá vé tham khảo như sau:

  • Người lớn: 16.000 đồng/khách
  • Trẻ em (từ 1 – 1,4m), người cao tuổi (trên 60 tuổi), người khuyết tật: 8.000 đồng/vé
  • Trẻ em dưới 1m: Miễn phí
  • Lưu ý rằng giá vé có thể thay đổi tuỳ theo thời gian bạn ghé thăm. Hãy tham khảo thêm các gói vé tham quan, cáp treo + phương tiện di chuyển trên Klook để tiết kiệm chi phí tối đa nhé.

Ưu Đãi Khủng Khi Tham Quan Núi Bà Đen Tây Ninh Về Đêm

Du khách tới tham quan và chiêm bái vẻ đẹp độc đáo của núi Bà Đen vào buổi tối sẽ được hưởng ưu đãi độc quyền với giảm giá 40% cho vé cáp treo, chỉ từ 100.000 đồng. Khuyến mãi này áp dụng từ ngày 01/04/2023 đến ngày 31/12/2023, để mang đến cho du khách trải nghiệm tuyệt vời suốt cả năm.

Đối với du khách người lớn (cao trên 1.4m), giá vé cáp treo tuyến Vân Sơn chỉ còn 200.000 đồng, và gói tham quan đỉnh Chùa giá chỉ 300.000 đồng. Riêng cho trẻ em, giá vé cáp treo tuyến Vân Sơn là 100.000 đồng và tuyến tham quan đỉnh Chùa là 150.000 đồng.

Chương trình ưu đãi này chỉ áp dụng cho du khách tham quan sau 17h00 vào các ngày thứ Bảy và Chủ nhật hàng tuần. Đây là cơ hội tuyệt vời để du khách khám phá vẻ đẹp hùng vĩ của núi Bà Đen khi lắng đọng trong không gian đêm tối, tạo nên một trải nghiệm độc đáo và đầy cảm xúc.

Núi Bà Đen Có Gì Chơi? Các Gợi Ý Du Lịch Hấp Dẫn Ở Núi Bà Đen Tây Ninh

1. Chiêm Bái Tượng Phật Bà Cao Nhất Đông Nam Á

Được kiến tạo từ 170 tấn đồng đỏ cùng chiều cao 72 mét, tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn trên đỉnh Núi Bà Đen là tượng Phật Bà cao nhất Đông Nam Á. Lấy cảm hứng từ nhiều tượng Phật Quán Thế Âm “quốc bảo” ở miền Bắc, tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn có sắc diện từ bi; đầu đội vương miện khắc hình Đức Phật A Di Đà, tay phải nâng bắt quyết Giáo hóa ấn Karana Mudr, tay trái cầm bình cam lộ.

Tại nơi nguyên khí tự nhiên hài hoà như tỉnh Tây Ninh, sự hiện diện của tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn như củng cố thêm niềm tin cho “linh sơn”, là biểu tượng của trí tuệ, lòng vị tha và khuyến khích Phật Tử sống hướng thiện.

2. Chùa Bà Đen – Công Trình Kiến Trúc Tâm Linh Đặc Sắc

Đa số khách du lịch đến Núi Bà Đen là để chiêm bái Chùa Bà Đen (hay Linh Sơn Thiên Thạch Tự) nằm ở độ cao 200 mét. Thuở sơ khai, nơi đây chỉ là một ngôi miếu nhỏ thờ tự Linh Sơn Thánh Mẫu; sau hơn 300 năm, đã trở thành điểm hội tụ tâm linh được Phật Tử thập phương lui tới. Để đến được Chùa Bà Đen tại độ cao 200 mét, bạn có thể chọn cáp treo hoặc vượt qua quãng đường bộ 1.500 bậc thang giữa rừng cây toả bóng mát.

Chùa sở hữu lối thiết kế truyền thống như nhiều ngôi đền, chùa cổ khác ở miền Nam, lấy chất liệu sơn vàng, gạch ngói đỏ cam làm chủ đạo. Phần mái vát nhọn thành nhiều góc, chạm khắc tinh xảo các biểu tượng đa ý nghĩa trong Phật Giáo. Bà Đen được thờ tự trong một hang đá rộng khoảng 5 mét vuông. Tương truyền rằng khi Chúa Nguyễn Ánh bị thất thế trong cuộc chiến với quân Tây Sơn, Linh Sơn Thánh Mẫu đã hiển linh báo mộng để cứu giúp ngài và binh sĩ.

Bên cạnh Linh Sơn Thánh Mẫu, Chùa Bà Đen còn thờ tự Phật Thích Ca, Bồ Tát Di Lặc, Bồ Tát Quan Âm, Tiêu Diện, Thập Bát La Hán cùng nhiều vị Bồ Tát khác ở khu vực chánh điện.

3. Chùa Linh Sơn Phước Trung – Nơi Ghi Dấu Một Việt Nam Hào Hùng

Nằm ở chân núi – sát cạnh nhà ga – Linh Sơn Phước Trung Tự (hay Chùa Trung) từng là nơi diễn ra Hội nghị Xây dựng Lực lượng Kháng chiến chống Pháp và Hội nghị Nông hội của tỉnh Tây Ninh từ năm 1946. Đên đây, du khách cảm nhận được sự thiền tịnh khi dạo bước qua con đường mòn nhuộm sắc tím hoa bằng lăng, hóng mát dưới gốc cây bồ đề cổ thụ hay tựa người vào ghế đá mà nhìn ngắm đồi núi trập trùng. Linh Sơn Phước Trung Tự có đặt một tượng đài chiến sĩ có tên “Dũng Sĩ Núi Bà Đen”, nhằm ghi lại sự hi sinh của lực lượng quân dân Tây Ninh trong thời chiến.

4. Hoà Mình Trong Không Khí Lễ Hội Nhộn Nhịp Núi Bà Đen

Núi Bà Đen, Tây Ninh đông đúc nhất trong giai đoạn từ rằm tháng Giêng (Nguyên Tiêu) đến hết tháng 3 âm lịch. Nhiều du khách chọn du lịch Núi Bà Đen vào ba tháng đầu năm, để “bắt trọn” khoảnh khắc thiên nhiên chuyển mình vào xuân rực rỡ. Nếu muốn tham gia Lễ Vía Bà Đen hay mục sở thị nghi thức tắm tượng, bạn hãy đến đây vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch nhé.

5. Khám Phá Vũ Trụ Phật Giáo Qua Công Nghệ 3D Mapping Mái Vòm

Sau khi đã thăm thú thoả thích Chùa Bà và Chùa Hang, #teamKlook hãy ghé thăm Triển Lãm Phật Giáo ấn tượng, toạ lạc tại đỉnh núi Bà Đen. Với tổng diện tích tới 4410 m2, khu vực bên trong cơ sở của Tượng Phật Bà chắc chắn sẽ khiến bạn bị cuốn hút. Đây là nơi mà du khách có thể mục sở thị màn trình diễn 3D Mái Vòm đặc sắc, kể vắn tắt về quan niệm Phật Giáo trong vũ trụ, cũng nhưng chiêm ngưỡng 38 tượng Phật mang phong cách Phật Giáo Việt Nam vào thế kỷ XVIII.

Một trong những trải nghiệm bậc nhất tại núi Bà Đen không thể không kể đến khu chiếu phim 3D mapping mái vòm nằm ngay tầng 1 của trung tâm triển lãm Phật giáo, dưới chân tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn. Tại đây, các bạn sẽ phải trầm trồ trước những thước phim diệu kì về sự vận động của vũ trụ được tái hiện đầy sinh động thông qua công nghệ và thiết bị trình chiếu, âm thanh hiện đại hàng đầu thế giới.

6. Chiêm Ngưỡng Các Bảo Vật Quốc Gia Bằng Công Nghệ 3D Hologram

Bước chân lên tầng 2, bạn sẽ không khỏi “mắt chữ O mồm chữ A” với trải nghiệm đặc biệt mới lạ. Tại đây, bạn sẽ phải đi hết bất ngờ này đến bất ngờ khác với loạt công nghệ 3D hologram trưng bày các bảo vật quốc gia, các ngôi chùa nổi tiếng cực kì ảo diệu.

Bật mí với các bạn là tầng 2 còn có một gian phòng hết sức đặt biệt – gian phòng của các trụ Kinh Luân. Trụ Kinh Luân hay còn gọi là bánh xe cầu nguyện, vốn một loại pháp khí được tín đồ Phật giáo Tây Tạng sử dụng cho việc hành trì tụng niệm.

Tương truyền rằng, với mỗi vòng xoay bánh xe, người xoay sẽ được hỗ trợ bởi sức mạnh của tất cả các câu thần chú được chứa trong khối trụ. Do đó, người ta tin rằng việc quay bánh xe Kinh Luân có thể là một hình thức đơn giản nhất để tích luỹ công đức vô hạn. Chỉ cần chạm vào bánh xe và cầu nguyện, đã đủ để tạo ra một sự tịnh hóa to lớn, giúp tiêu tan nghiệp chướng và đạt được sự thanh tịnh.

7. Nghệ Thuật Phật Giáo Ấn Tượng Tại Sun World Bà Đen

Trên hành trình hành hương đến một trong những ngọn núi linh thiêng của đất nước, du khách sẽ được trải nghiệm việc chiêm ngưỡng những phiên bản tái hiện các tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao của Phật Giáo kinh điển. Trong không gian này, các tượng Phật nổi tiếng của Việt Nam và thế giới được tái hiện một cách sống động; những tác phẩm nghệ thuật thể hiện tinh hoa từ những cổ vật trong kiến trúc Phật giáo, được chế tác từ gỗ và đá, mang niên đại từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIII, tọa lạc tại tầng 3.

Đây chính là nơi bạn có thể bắt gặp những tượng Phật nổi tiếng không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Đồng thời, không gian này còn thể hiện các tác phẩm nghệ thuật lấy cảm hứng từ kiến trúc cổ điển của Phật giáo, được chế tác từ gỗ và đá, bao gồm cả những tác phẩm từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIII. Cuối cùng, tầng 4 không chỉ đơn thuần là nơi lưu giữ và trưng bày Xá lợi Phật, mà còn thể hiện sự cầu nguyện quốc thái dân an, tạo nên một không gian tràn đầy lòng thành kính.

Ăn Gì Khi Du Lịch Núi Bà Đen Tây Ninh?

1. Bánh Tráng Phơi Sương

Khi bạn đến thăm núi Bà Đen, không thể bỏ qua cơ hội thưởng thức món đặc sản này. Bánh tráng phơi sương có vỏ dày, màu trắng đục và mang hương vị độc đáo, hơi mặn. Nếm thử một miếng bánh này, bạn sẽ cảm nhận được sự ngon lành và say đắm, khiến trái tim của mọi thực khách phải xiêu lòng.

2. Thằn Lằn Núi

Một món ăn đặc sản quý hiếm và hấp dẫn tại núi Bà Đen là “Thằn lằn núi”. Món ăn này không chỉ độc đáo mà còn rất bổ dưỡng và ngon miệng. Dù tên gọi có vẻ lạ lẫm, nhưng thằn lằn núi lại là món ăn được yêu thích hàng đầu bởi đa số du khách khi đến tham quan nơi này.

Bạn có thể thưởng thức thằn lằn núi nướng trên bếp than hồng, một phong cách chế biến đặc biệt. Thịt thằn lằn được nướng thơm ngon, kết hợp với rau sống và mắm me chấm tạo nên một hương vị tuyệt vời. Ngoài ra, thằn lằn núi cũng có thể được chiên giòn, tạo nên lớp vỏ béo ngậy hấp dẫn. Đây chắc chắn là một món ăn độc đáo và thú vị mà những ai đam mê ẩm thực không thể bỏ qua khi ghé thăm núi Bà Đen.

Địa chỉ tham khảo:

  • Quán thằn lằn núi Tây Ninh Phú Quý: Địa chỉ: đường số 39, xã Trường Tây, huyện Hòa Thành, Tây Ninh; Giờ mở cửa tham khảo: 09:00 – 23:00
  • Hồng Tiến – Chuyên thằn lằn núi Tây Ninh: Địa chỉ: 347 Trần Hưng Đạo, KP1, Phường 1, Tây Ninh; Giờ mở cửa: 10:00 – 21:00
  • Thằn lằn núi Tây Ninh Đồng Quê: Địa chỉ: Hẻm 15 Đường 30 Tháng 4, Phường 3, Tây Ninh; Giờ mở cửa: 08:00 – 21:00

3. Bò Tơ Tây Ninh

Một món ăn đặc trưng và tự hào của vùng đất Tây Ninh chính là “Bò tơ”. Món ăn này đã trở thành một biểu tượng không thể thiếu khi du khách đến thăm nơi này. Mặc dù bò tơ có sẵn và được bày bán rộng rãi ở các khu vực Nam Bộ, nhưng chỉ khi thưởng thức tại Tây Ninh mới thật sự cảm nhận được hương vị chính gốc và đặc trưng của món ăn này.

Bò tơ được chế biến thành nhiều công thức và món ăn khác nhau, mang đến sự đa dạng và phong phú cho thực khách. Thịt bò tơ mềm mịn, ngọt ngào, với da giòn sần sật và màu đỏ hồng hấp dẫn. Bất kể là nướng, lẩu, xào hay kho, bò tơ luôn là một món ăn tuyệt vời để thưởng thức.

Địa chỉ tham khảo:

  • Quán bò tơ Năm Sánh Tây Ninh: Địa chỉ: đường 30/4 nối dài (QL2B), phường 2, thành phố Tây Ninh
  • Quán bò tơ Út Khương Tây Ninh: Địa chỉ: số 6 đường Nguyễn Thị Minh Khai, phường 3, thành phố Tây Ninh

4. Ốc Xu Núi Bà

Ốc xu, loại ốc quý hiếm, sống trong hang núi và xuất hiện nhiều hơn trong mùa mưa. Thức ăn chủ yếu của ốc xu là lá non và rễ cây từ các loại thảo dược như mã tiền, vong núi và nhiều loại khác.

Với đặc trưng độc đáo này, thịt ốc xu có độ dai, ngọt và mang lại cảm giác thanh mát. Khi đến Tây Ninh, du khách thường thích thưởng thức các món ốc như ốc hấp gừng sả, ốc xào sa tế và ốc rang me, v.v. Mỗi món ăn đều mang đến hương vị tuyệt vời và khó cưỡng.

Địa chỉ tham khảo:

  • Quán nhậu Đồng Quê Tây Ninh: Địa chỉ: số 2A23 KP.5 – Trưng Nữ Vương – phường 1 – thị xã Tây Ninh
  • Các quán nhậu trên đường Gia Long – Thành Phố Tây Ninh

Dù có phải người theo đạo Phật hay không, bạn vẫn nên một lần đến Núi Bà Đen để mục sở thị nét đẹp kỳ vĩ mà thân thương của “nóc nhà Đông Nam Bộ”. Chia sẻ bài viết này đến hội bạn thân để “triển” ngay kế hoạch thôi.

6 tác phẩm biểu tượng du lịch TP HCM ấn tượng

0

Bài dự thi biểu tượng du lịch TP HCM của nhóm H.HAM với chủ đề “Saigon Museum”, lấy cảm hứng thiết kế từ bảo tàng. Để sáng tạo biểu tượng check-in cho thành phố sôi động và duyên dáng này, nhóm lựa chọn vị trí là phố Nguyễn Huệ – con đường sầm uất bậc nhất Sài Thành.

Phố Nguyễn Huệ có lịch sử 300 năm, được biến đổi từ con kênh phục vụ bến bãi buôn bán hàng hóa thời nhà Nguyễn, thành trục đại lộ hành chính – thương mại – văn hóa thời Pháp thuộc. Nay là trục đi bộ cảnh quan kết hợp các hoạt động xã hội, văn hóa, chính trị, thương mại một cách hài hòa của TP HCM.

Dựa trên quy luật phối cảnh, nhóm thiết kế tính toán để các khối hình học như được sắp đặt ngẫu nhiên, nhưng khi quan sát tại một vị trí cố định, lại nằm gọn trong một khung ảnh lớn, tạo ra bức tranh Bản đồ TP HCM – Sài Gòn. Vị trí quan sát đó được nhóm gọi là “Vùng Rõ Ảnh”.

Đến đây, du khách có thể đứng ngoài, đi xuyên qua, nhìn lên trên, bên cạnh hoặc chui vào trong những chiếc hộp, để được nghe những câu chuyện theo nhiều cách khác nhau. Được đặt ở tại con đường giàu văn hóa lịch sử, Sài Gòn Museum mong muốn được tương tác với bối cảnh xung quanh, kiến tạo một bức tranh tổng thể về đời sống văn hóa, giá trị đương đại cũng như xưa cũ của Sài Gòn qua lăng kính hiện đại.

Mô hình “Thanh âm đô thị” đến từ các bạn trẻ nhóm Cháo thiết kế lấy ý tưởng từ nhịp sống đô thị sôi động của TP HCM. Theo phối cảnh, mô hình nằm trước công trình Nhà hát TP HCM, công viên Lam Sơn. Đây là nơi tập trung nhiều nhà hàng, khách sạn, cửa hàng cao cấp và du khách nước ngoài nên phù hợp để quảng bá văn hoá, du lịch TP HCM.

Thiết kế này được tạo hình như một bản nhạc, với khoá nhạc cổ điển và khoá nhạc cách điệu mang ý nghĩa xô bồ, vội vã. Đồng thời, không gian tương tác được nhóm thiết kế hướng theo phong cách nhộn nhịp. Hệ thống màn hình LED tại mô hình được đặt dọc theo các dải kim loại xuyên suốt, nhằm cung cấp thông tin, quảng bá hình ảnh nhà hát, taọ không gian check-in cho khách du lịch đến TP HCM.

Tác phẩm “Dragon Heart” được nhóm thiết kế Pravi kỳ vọng như biểu tượng tháp Eiffel của Pháp, sư tử biển của Singapore. Do đó, biểu tượng cần đặt ở vị trí đắc địa nhất thành phố như ở khu vực cầu Ba Son, bến Bạch Đằng, bến Nhà Rồng.

Quả cầu “Trái tim rồng” được thiết kế 9 vòng tượng trưng cho 9 con rồng – ĐBSCL – đầu tàu kinh tế phía Nam. Biểu tượng còn mang ý nghĩa uống nước nhớ nguồn, khi có 2 hình khối đối lập nhau: khối trái tim bên trên đại diện cho hiện tại và tương lai, khối đế bên dưới đại diện cho quá khứ. Mô hình được đặt âm xuống lòng đất thể hiện tính bảo tồn và vị thế về mặt không gian.

Tác phẩm này có thể chuyển động với 3 hình thái: tĩnh, chuyển động và cực. Trong đó, tĩnh xuất hiện lúc 0h và 12h với chiếc vòng thu lại làm một; cực xuất hiện lúc 6h và 18h, các vòng được xoay tới giới hạn để tạo thành một khối tròn.

Theo nhóm Tản mạn kiến trúc – tác giả mô hình “Vượt ký ức – nơi giao thoa thời gian”, việc thiết kế bến Bạch Đằng trở thành một địa điểm của ký ức cộng đồng là hợp lý và cần được khuyến khích. Các công trình đặt tại bến Bạch Đằng cần nhấn mạnh tính tương tác, cho phép sự đồng kiến tạo và đóng góp ý nghĩa từ cư dân để tạo thành một địa điểm ký ức cộng đồng thực sự.

Với công nghệ năng lượng xanh Pavegen, mỗi bước đi của con người sẽ tạo ra 100 W điện. Trong đó, 5% năng lượng tạo ra được dùng cho việc thắp sáng đèn LED gắn vào mỗi tấm. Đặc biệt, Vượt Ký Ức không chỉ là một cây cầu, còn là một tác phẩm nghệ thuật tái hiện các giai đoạn lịch sử khai phá, hình thành và phát triển cũng như về lối sống sinh hoạt văn hóa – kinh tế gắn với sông Sài Gòn. Các vòng ký ức trên thân cầu được khắc những khung cảnh gợi nhắc đến bến Bạch Đằng xưa. Thông qua sự thay đổi của thời gian, các ký ức ẩn sâu trong tiềm thức mỗi người dần được đánh thức, tái hiện lại trực quan nhất.

Biểu tượng “Đẩu Đẩu” được tác giả Nguyễn Mạnh Thắng lấy cảm hứng thiết kế từ chiếc ghế đẩu truyền thống, là biểu tượng không thể thiếu trong văn hóa đường phố Việt Nam, trở thành nét đặc trưng cho nhân vật mascot.

Ghế đẩu không chỉ mang đến sự thoải mái và tiện ích, còn đánh dấu lịch sử và tâm huyết của người Việt Nam. Nhân vật mascot trong đó vừa mang nguồn cảm hứng vui nhộn, vừa là biểu tượng sâu sắc, nối liền các thế hệ và kể câu chuyện đặc biệt về sự giao thoa giữa xưa và nay.

Đúng với tên gọi nhóm Sen Sen, biểu tượng check-in du lịch TP HCM được nhóm thiết kế hình bông sen. Lotus Mirage tập trung vào sự kết hợp tinh tế giữa lá sen, không gian phản chiếu và ánh sáng. Nơi đây là một thế giới mơ mộng, phức tạp và thuần túy. Mỗi chi tiết kiến trúc đều là một câu chuyện về vẻ đẹp tự nhiên.

Mô hình này còn là hành trình để cộng đồng khám phá giới hạn sáng tạo. Theo trưởng nhóm, hình lá sen được tạo nhịp liên kết với hồ phun nước Hoa sen Thủy tinh và mặt bằng cảnh quan hoa sen ở công viên bến Bạch Đằng. Nơi đây là địa điểm lý tưởng để khách du lịch tới tham quan, check-in cùng biểu tượng thành phố.

Du khách lạc lối giữa thiên nhiên hùng vĩ ở Hà Giang

0

Nói đến Hà Giang, dù chưa đặt chân đến mảnh đất “đá nở hoa” này, nhiều người cũng đã dễ dàng hình dung ra khung cảnh đồi núi trập trùng, đèo uốn lượn quanh co, dòng sông Nho Quế xanh thẳm, hoa tam giác mạch và còn nhiều nét văn hóa bản địa hấp dẫn, thu hút du khách…

Du khách lưu lại khoảnh khắc đẹp bên bức tranh thiên nhiên kỳ vĩ

Hơn hết, những trải nghiệm và cảm xúc của các lữ khách chính là “món quà” giá trị của chuyến xê dịch đến miền núi phía Bắc.

Có sở thích du lịch, tự khám phá vùng đất mới có nhiều cảnh thiên nhiên hùng vĩ, cô gái Châu Ngọc Kim Ngân cùng người bạn quyết định du lịch tự túc, không book tour dù lần đầu đi Hà Giang.

Các du khách lần đầu du lịch Hà Giang với nhiều kỷ niệm đẹp

“Hà Giang đang vào mùa đẹp nhất với tam giác mạch nở rộ, khí hậu mát mẻ. Mình muốn đến xem Hà Giang tháng 11 có đẹp như lời đồn của mọi người”, cô gái 9X nói về lý do chuyến du lịch nơi địa đầu Tổ quốc.

Check-in ở con dốc huyền thoại

Mang theo tâm trạng háo hức muốn khám phá vẻ đẹp Hà Giang, cô gái đến từ TP.HCM đã hào hứng đi tham quan cổng trời Quản Bạ, cây cô đơn, dốc Thẩm Mã, vườn hoa tam giác mạch, nhà của Pao, dừng chân bên làng Lô Lô Chải nghỉ ngơi.

Hà Giang hùng vĩ

Tới Hà Giang, không thể không ghé cà phê Cực Bắc, thăm đèo Mã Pí Lèng, dừng chân ở làng H’Mông Pả Vi – Amazing Mèo Vạc, đi thuyền trên sông Nho Quế, ngắm nhìn cảnh đẹp thiên nhiên với dòng nước xanh thẳm, đồi núi trập trùng, thẳng đứng…

Nắng đẹp ở Hà Giang

Theo Ngân, quãng đường di chuyển cực nhọc nhưng du khách thấy vui mừng và thoả mãn vì thiên nhiên hùng vĩ không kém nước ngoài. Lần đầu du khách này được chứng kiến cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em vùng cao, tìm hiểu nét văn hoá bản địa…

Du khách khám phá mọi ngóc ngách ở Hà Giang

“Mình ấn tượng nhất là làng Lô Lô Chải. Ngôi làng này nằm dưới chân ngọn núi Rồng (thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn). Nơi đây dành cho ai yêu thích sự bình yên. Nhà đa số làm bằng tường đất. Đây là nơi sinh sống, an cư lập nghiệp của đại bộ phận người Lô Lô và người Mông. Ai muốn có mấy bức hình sống ảo như mình, nhất định phải ghé nơi này”, Ngân nói.

Du khách lưu lại khoảnh khắc đáng nhớ

Ngân có một đêm ngủ lại ở ngôi làng này và thưởng thức đặc sản lẩu gà đen. Cô chú chủ homestay rất thân thiện, còn mời các du khách thưởng thức rượu ngô. Buổi sáng thức dậy trong không gian yên tĩnh, không khí trong lành, ở trong làng có hình ảnh mấy em bé chạy nhảy, những cụ già ngồi tư lự ngắm đất trời…

Chiêm ngưỡng bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp

Ngân cho biết, đi Hà Giang, mọi người đừng quá đặt trọn niềm tin vào Google Map. “Đoạn tìm đường ra sông Nho Quế, chúng mình bị lạc vào đường cùng, nhưng may mắn khám phá được một điểm sống ảo cực đẹp, cũng là view sông Nho Quế nhưng với một góc khác”, Ngân kể lại.

Hà Giang hùng vĩ mà không kém phần lãng mạn

Có dịp đặt chân đến địa đầu Tổ quốc, nữ du khách được tự do tự tại, ngồi trên xe máy vi vu khắp chốn ở Hà Giang, cảm nhận vẻ đẹp hùng vĩ mà không kém phần lãng mạn, nên thơ… Niềm vui, tiếng cười trong suốt chặng đường đi qua sẽ luôn là kỷ niệm, trở thành những khoảnh khắc đáng nhớ của các du khách trên hành trình khám phá vẻ đẹp Việt Nam…

Hà Nội giới thiệu 15 tour du lịch đêm đặc sắc

0

Các tour du lịch đêm mới được Hà Nội giới thiệu bao gồm: Chương trình nghệ thuật Huyền Thoại Tuổi Thanh Xuân – Sống một đời đáng sống tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam; Tour xe đạp: Đêm Thăng Long – Hà Nội’; Tour đêm Văn miếu Quốc Tử Giám: Tinh hoa Đạo học…

Trình chiếu 3D Mapping tại Ô Quan Chưởng tối 24/11

Tối 24/11, Sở Du lịch Hà Nội chủ trì, phối hợp với UBND Quận Hoàn Kiếm tổ chức Lễ ra mắt sản phẩm du lịch đêm Hà Nội – Giới thiệu Không gian trải nghiệm nghệ thuật chiếu sáng “Đêm Hà Nội – Điểm chạm của những xúc cảm”.

Tại buổi lễ, Sở Du lịch Hà Nội cũng công bố Quyết định công nhận khu du lịch cấp thành phố Khu vực hồ Hoàn Kiếm – phụ cận và khu Phố cổ Hà Nội. Đồng thời giới thiệu 15 sản phẩm du lịch đêm, bao gồm:

1. Show diễn thực cảnh “Tinh hoa Bắc Bộ”, huyện Quốc Oai.

2. Tour tham quan Hỏa Lò về đêm với 3 chủ đề khác nhau (Quận Hoàn Kiếm).

3. Không gian đi bộ, bao gồm: Không gian đi bộ khu phố cổ Hà Nội; Không gian đi bộ khu vực Hồ Hoàn Kiếm và phụ cận; Không gian văn hóa Phố đi bộ Trịnh Công Sơn, quận Tây Hồ; Phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây, thị xã Sơn Tây; Khu phố ẩm thực kết hợp đi bộ Đảo Ngọc – Ngũ Xã, quận Ba Đình; Không gian phố đi bộ Trần Nhân Tông và khu vực phụ cận, quận Hai Bà Trưng (giai đoạn 1).

4. Rối nước Thăng Long, Hàng Trống. (Quận Hoàn Kiếm).

5. Tour đêm “Giải mã Hoàng Thành” tại Khu di tích Hoàng thành Thăng Long.

6. Tour đêm “Chữ Tâm Chữ Tài” tại Bảo tàng Văn học Việt Nam.

7. Tour ẩm thực Tống Duy Tân – Tạ Hiện – Chợ đêm Đồng Xuân (quận Hoàn Kiếm).

8. Buýt hai tầng City Tour vào buổi đêm.

9. Tuyến xe điện Đồng Xuân (quận Hoàn Kiếm).

10. Xích lô (quận Hoàn Kiếm).

11. Lễ hạ cờ 21h tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

12. Phố sách Hà Nội.

13. Chương trình nghệ thuật Huyền Thoại Tuổi Thanh Xuân – Sống một đời đáng sống tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (Tour mới).

14. Tour xe đạp: Đêm Thăng Long – Hà Nội (Tour mới).

15. Tour đêm Văn miếu Quốc Tử Giám: Tinh hoa Đạo học (Tour mới).

Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang cho biết, du lịch đêm đã hình thành từ nhiều năm nay, được đánh giá là cơ hội mới trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội. Lễ ra mắt sản phẩm du lịch đêm Hà Nội nhằm phát huy lợi thế các dịch vụ ban đêm để phát triển sản phẩm du lịch đêm Hà Nội đa dạng, đặc sắc, góp phần gia tăng trải nghiệm cho du khách.

“Thông qua Lễ ra mắt sản phẩm du lịch đêm Hà Nội, Sở Du lịch mong muốn phát huy lợi thế các dịch vụ ban đêm của Thủ đô Hà Nội, từ đó phát triển sản phẩm du lịch đa dạng, đặc sắc có chất lượng và giá trị gia tăng cao, đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội chung của Thành phố. Phấn đấu số lượng khách du lịch đến Hà Nội năm 2024 đạt khoảng 25,5 triệu lượt khách, tăng 13,3% so với ước năm 2023, trong đó có 4,5 triệu lượt khách quốc tế và 21 triệu lượt khách nội địa. Tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 94,41 nghìn tỷ đồng”, bà Giang khẳng định.

Vẻ đẹp chẳng nơi nào có được của dòng sông Hương

0

Ngồi ở bờ sông Hương thơ mộng ngắm nhìn cảnh quan xung quanh, nhiều người cảm nhận sự đổi thay rõ rệt của xứ Huế, mang đến cho du khách và người dân không gian thoáng đãng để vui chơi, nghỉ ngơi, chiêm ngưỡng vẻ đẹp “chẳng nơi nào có được”.

Huế tràn ngập cây xanh

1/ Với những ai đặt chân quay trở lại Cố đô Huế, cảm nhận đầu tiên của du khách chính là những thay đổi tích cực ở đôi bờ sông Hương, khiến họ cảm nhận Huế ngày càng đổi thay bên cạnh việc bảo tồn các giá trị truyền thống.

Chạy dọc đường Lê Duẩn cạnh bờ Bắc sông Hương, du khách thấy bên dưới những tán cây xanh rậm rạp như “cánh rừng trong lòng thành phố”, nhiều người thoải mái chạy bộ, nói cười vui vẻ. Chốc chốc, chiếc xe đạp băng băng về phía trước trên đường dành riêng cho xe đạp. Bên trái, người dân tập thể dục trên dụng cụ thể thao. Con đường đi bộ dọc bờ Bắc sông Hương bừng sáng trong ánh mặt trời với hương thơm dịu dàng của muôn loài hoa được trang trí đẹp mắt trên lối đi.

Cầu gỗ lim trở thành điểm đến của nhiều người dân, du khách

Điểm nhấn ở đường đi bộ dọc bờ Bắc sông Hương được nhiều người tập trung về đây là cây cầu bán nguyệt hình cong cong đẹp mắt. Ở cây cầu này, người dân, du khách ngồi nghỉ mát, chụp ảnh, ngắm ông mặt trời chiếu những giọt nắng buổi sớm mai xuống dòng Hương.

Bên kia sông, cây cầu gỗ lim lóng lánh ánh vàng của màu đồng từ dãy lan can. Trên cây cầu đi bộ sàn lát gỗ lim này, người dân qua lại, ngắm cảnh, tập thể dục. Đưa vào hoạt động gần 5 năm nay, cây cầu dài khoảng 450m này trở thành địa điểm check-in của đông đảo du khách. Buổi tối, người Huế cũng như bao lữ khách tập trung về đây đi dạo, hóng mát, chiêm ngưỡng cảnh đẹp đôi bờ sông Hương…

Du khách thoải mái chèo SUP trên dòng sông Hương thơ mộng

Không chỉ cầu gỗ lim làm cho diện mạo bờ sông Hương tươi mới hơn, địa phương này còn làm con đường đi bộ dọc sông ở công viên Lý Tự Trọng tạo thêm không gian vui chơi cho người dân. Điểm nhấn của không gian này là đài phun nước nằm trước UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong công viên thoáng đãng, đài phun nước kèm theo màu sắc rực rỡ tạo nên điểm chụp ảnh, check-in mới lạ. Đến tối, nhiều gia đình, các bạn trẻ rủ nhau đến đây dạo bộ, vui chơi, hẹn hò…

Ở giữa sông, nước dòng Hương trôi êm đềm. Trong ánh ban mai, không khí mát mẻ, sông Hương có hàng chục chiếc SUP được người dân, du khách chèo qua lại, rộn ràng tiếng cười. Cạnh đó, nhiều người dân ngâm mình tắm mát, vùng vẫy thoải mái trên dòng sông quê hương, làm cho khung cảnh xứ Huế thêm tươi mới, tràn đầy năng lượng.

Trước đây, dọc hai bờ sông ít người tới lui, giờ đây, sự thay đổi của hai bên bờ sông Hương đoạn qua trung tâm TP Huế không chỉ tạo ra diện mạo đô thị khởi sắc hơn, mà còn thúc đẩy phong trào thể dục thể thao, tạo thêm không gian vui chơi cho người dân, du khách.

Địa phương này còn chỉnh trang, xây dựng nhiều nhà vệ sinh công cộng miễn phí với thiết kế hiện đại, thân thiện môi trường ở hai bờ sông Hương. Huế cũng ghi điểm trong mắt du khách khi đã vận động được hàng trăm cơ sở kinh doanh, hộ dân trên nhiều tuyến đường hỗ trợ mô hình “Điểm vệ sinh miễn phí” phục vụ du khách. Cuộc vận động này giúp du khách cảm nhận được sự hiếu khách của người dân cố đô khi cùng nhau tạo ra điều kiện sinh hoạt thuận lợi hơn cho du khách, góp phần hướng đến xây dựng Huế trở thành đô thị du lịch “Văn minh – Thân thiện – An toàn – Giàu bản sắc”.

Trình diễn áo dài ở cầu gỗ lim

Đến Huế, du khách cảm nhận mảnh đất cố đô ngày càng xanh – sạch hơn. Đó là nhờ vào phong trào Ngày Chủ nhật xanh. Phong trào này được đông đảo tầng lớp nhân dân chung tay tham gia, mang lại nhiều hiệu quả cao.

2/ Nhắc đến sông Hương, không thể nói đến cồn Dã Viên. Với cồn Dã Viên, Huế đã chỉnh trang khu vực phía Đông làm đường đi bộ, bãi cỏ… với điểm nhấn là cây cầu gỗ dẫn từ cầu đường bộ Dã Viên xuống cồn. Trong không gian xanh – sạch – sáng, nhiều du khách đến đây vui chơi, chạy bộ… Hiện nay, Trung tâm công viên cây xanh Huế chỉnh trang khu vực phía Tây của cồn, làm đường đi bộ, nhằm đồng bộ cảnh quan khu vực, tạo nên không gian vui chơi, mang đến cảm giác gần gũi với thiên nhiên cho du khách.

Người dân, du khách chèo SUP, tắm mát và nghỉ ngơi ở cầu bán nguyệt

Cách cồn Dã Viên không xa, dự án đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt qua sông Hương đang được ngày đêm xây dựng. Dự án được khởi công vào cuối năm 2022 này thuộc tuyến đường vành đai 3, là trục giao thông chính, xuyên tâm vào thành phố, kết nối liên thông hai đô thị vệ tinh là thị xã Hương Trà, Hương Thủy với TP Huế. Dự án góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông, giảm tải lưu lượng giao thông cho Quốc lộ 1A và các tuyến qua trung tâm thành phố.

3/ Là ngôi chợ nổi tiếng nhất xứ Huế, chợ Đông Ba nằm bên sông Hương là điểm mua sắm, tham quan, ăn uống của nhiều du khách. Trải qua thăng trầm của thời gian, ngôi chợ dần xuống cấp, ảnh hưởng đến mỹ quan cũng như sự an toàn của tiểu thương, khách hàng.

Tuy nhiên, gần đây, ngôi chợ này chuyển mình mạnh mẽ, được du khách đánh giá cao. Nhiều hạng mục được sắp xếp lại, cải tạo, chỉnh trang theo hướng văn minh – hiện đại. Ban quản lý chợ Đông Ba còn xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, xây dựng thương hiệu “Văn minh, thân thiện là người Đông Ba”, vận động tiểu thương thực hiện niêm yết giá và bán đúng theo giá niêm yết, tiểu thương chợ Đông Ba nói 3 không (không chèo kéo, không nói thách, không mỳ xưa) và 2 có (có chất lượng, có uy tín)…

Huế có thêm nhiều điểm dừng chân cho du khách

Nói về những thay đổi của cảnh quan xứ Huế trong vài năm trở lại đây, ông Phan Ngọc Thọ – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, cho biết: “Những năm gần đây, diện mạo đô thị Huế đã có nhiều khởi sắc từ nhận thức đến hành động. Phong trào Ngày Chủ nhật xanh đã khơi dậy ý thức bảo vệ môi trường của người dân. Việc đầu tư hình thành các tuyến đi bộ dọc sông Hương, không gian công cộng ở cồn Dã Viên, đồi Vọng Cảnh… đã giúp không gian đô thị được tôn tạo, chỉnh trang, đem lại sức sống mới trong đời sống đô thị để Huế luôn luôn mới trong không gian cổ kính, bình yên…”.

Đề xuất Bộ GTVT sớm cải tạo tuyến đường sắt Đà Lạt – Trại Mát

0

Ngày 21/11, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải và Cục Đường sắt Việt Nam đề nghị chỉ đạo các đơn vị liên quan sớm thực hiện việc đầu tư, nâng cấp kết cấu hạ tầng của tuyến đường sắt Đà Lạt – Trại Mát để đảm bảo an toàn chạy tàu, thu hút khách du lịch đến với thành phố Đà Lạt nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung.

Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng cùng các bộ, ngành thăm ga xe lửa Đà Lạt

Theo quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1769/QĐ-TTg ngày 19/10/2021; Nghị quyết số 152/NQ-CP ngày 15/11/2022 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 xác định đến năm 2030 phấn đấu hoàn thành việc khôi phục, cải tạo tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt phục vụ khách du lịch.

Tuy nhiên, qua kết quả kiểm tra thiết bị định kỳ (tháng 10/2023) của Chi nhánh khai thác đường sắt Sài Gòn và kết quả kiểm tra hiện trường ngày 4/11/2023 về các công trình dự kiến đầu tư sửa chữa định kỳ năm 2024 của đoàn liên ngành (theo Quyết định số 432/QĐ-BGTVT ngày 10/4/2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải) thì tuyến đường sắt này đang xuống cấp rất nghiêm trọng, một số vị trí bị ngập úng, sạt lở cục bộ, nước thải rác thải làm mất an toàn giao thông.

Cụ thể, qua kiểm tra, nhiều đường cong liên tục, toàn bộ các đường cong đều không có ray hộ bánh; tuyến đi qua khu vực đồi núi cao, độ dốc dọc tương đối lớn, đặc biệt đoạn dốc trước ga Trại Mát (hướng Đà Lạt – Trại Mát); nền đường sắt hiện tại rộng trung bình 5m, có nhiều vị trí nền đào sâu và đắp cao. Dọc theo hành lang đường sắt chủ yếu là đồi núi, mỗi khi mưa lớn nước trên sườn đồi chảy xuống nền đường sắt kéo theo đất đá gây ngập đường sắt từ 20cm – 50cm ảnh hưởng rất lớn đến chạy tàu. Ray trên tà vẹt bê tông xen lẫn tà vẹt sắt của Pháp đã bị mòn và hư hỏng nhiều; đá ba lát hiện tại thiếu chiều dày, đá bẩn, độ đàn hồi kém nhiều vị trí nền đá bị đất vùi lấp, mặt nền đá bị cỏ cây che phủ; ga kết cấu bê tông xi măng và cấp phối đất không đảm bảo mỹ quan, phù hợp với kiến trúc khu ga, chiều dành đường ga Trại Mát ngắn không đủ để đón tàu có chiều dài lớn hơn 4 toa xe.

Trên toàn đoạn tuyến không có cầu mà chỉ có 19 cống để thoát nước; hiện tại 2 bên tuyến một số đoạn có hệ thống rãnh thoát nước dọc và một số vị trí có rãnh thoát nước ngang, tuy nhiên phần lớn đã bị đất đá vùi lấp do đó trên tuyến thường xuyên bị ngập úng cục bộ.

Cũng theo kết quả kiểm tra, hiện tại, có 4 đường ngang hợp pháp, 5 lối đi tự mở và 39 lối mòn đi ngang dường ray. Hầu hết các vị trí giao cắt trên tuyến do yếu tố địa hình nên chủ yếu nằm trong đường cong, dốc dọc của đường bộ lớn, bề rộng đường ngang tại vị trí giao cắt hẹp.

Hiện nay, đoạn tuyến vẫn còn giữ lại được các công trình kiến trúc cổ kính, đặc biệt là ga Đà Lạt là nhà ga cổ nhất Đông Dương (được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là di tích kiến trúc văn hóa cấp Quốc gia tại Quyết định số 52/2001/QĐ-BVHTT ngày 26/12/2001). Tuy nhiên, các công trình nhà trạm liên quan như kho hàng, ke ga, nhà chứa đầu máy, toa xe, hầm khám chữa đầu máy thì đã xuống cấp nghiêm trọng.

Tuyến đường sắt Đà Lạt – Trại Mát được xây dựng từ thời Pháp, được khôi phục lại từ năm 1991 (gồm 6,724km đường chính; 0,81 đường ga; 9 bộ ghi và 380m cống) là một phần trong dự án khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt.

Làm gì để có giấc ngủ ngon khi đi máy bay đường dài?

0

Trên những chuyến bay đường dài thì việc có một giấc ngủ ngon là một điều khó khăn với rất nhiều người. Dưới đây là một số cách giúp bạn khắc phục vấn đề này.

Chọn chỗ ngồi

Chọn một chỗ ngồi tốt là điều kiện tiên quyết để bạn có một giấc ngủ ngon, đặc biệt trên là các chuyến bay đường dài. Một chỗ ngồi chật hẹp, không có không gian để duỗi chân sẽ phá vỡ trải nghiệm bay. Phí chọn chỗ ngồi có thể được miễn phí tùy thuộc vào tình trạng thường xuyên bay của bạn.

Hầu hết mọi người sẽ chọn chỗ ngồi gần cửa sổ hoặc tường vì chúng cho phép hành khách dựa vào khoang máy bay thay vì ngả sang chỗ của người khác. Điểm bất lợi là hành khách phải bước qua 2 ghế khác để đi vào nhà vệ sinh.

Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào hãng hàng không bạn đang bay. Một số máy bay thương mại có cấu trúc chỗ ngồi là 2-4-2. Do đó, hành khách ngồi ghế cửa sổ chỉ làm phiền duy nhất một hành khách khi họ muốn sử dụng phòng vệ sinh.

Ghế ngồi ở lối đi là một lựa chọn tốt hơn với một số người vì bạn sẽ không cần làm phiền đến bất cứ ai. Điều bất lợi khi ngồi ở hàng ghế này là bạn sẽ bị người bên cạnh đánh thức nếu họ có nhu cầu đi khỏi chỗ ngồi.

Đem theo vật dụng cần thiết

Bên cạnh một chỗ ngồi thoải mái, bạn nên mang một số đồ dùng cần thiết để giúp bạn có một chuyến bay ngon giấc. Một số vật dụng này có thể là bịt mắt, nút tai hay gối du lịch.

Trong lúc bạn ngủ, có thể một số hành khách khác sẽ đọc sách, ăn uống hoặc làm việc. Những chiếc đèn chiếu sáng, màn hình điện tử sẽ chiếu vào mắt bạn. Vì vậy hãy luôn mang theo bịt mắt nếu bạn không muốn những ánh sáng bất ngờ gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Sử dụng các vật dụng như bịt tai, gối du lịch để dễ ngủ hơn

Những tiếng lục đục, nói chuyện hay những âm thanh ồn ào cũng là nguyên nhân khiến giấc ngủ của bạn bị ảnh hưởng. Dùng bịt tai hoặc đeo tai nghe với bản nhạc du dương, không lời là lựa chọn phù hợp để bạn có một giấc ngủ sâu hơn.

Một chiếc gối du lịch sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn. Đảm bảo cổ được nâng đỡ đúng cách không chỉ giúp bạn dễ đi sâu vào giấc ngủ mà còn đỡ mỏi cổ, giảm tình trạng đau mỏi vai gáy.

Hỏi ý kiến bác sĩ

Nếu bạn đã hoàn thành các bước trên mà vẫn khó ngủ, bạn có thể cân nhắc hỏi ý kiến bác sĩ. Họ sẽ là người đưa ra những lời khuyên và thuốc phù hợp với bạn.

Michio Travel

Du lịch Việt Nam cần thực sự đổi mới tư duy, cách làm

0

Sáng 15/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị phát triển du lịch Việt Nam nhanh, bền vững tại trụ sở Chính phủ và kết nối trực tuyến tới trụ sở UBND các tỉnh, thành phố trên cả nước. Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Du lịch được xác định là một ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng vào tạo việc làm, sinh kế cho người dân, xóa đói, giảm nghèo, thu hút đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống, lịch sử, văn hóa của dân tộc, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc hội nghị

Trong 10 tháng qua, du lịch Việt Nam có khởi sắc hơn. Đến hết tháng 10, tổng lượng khách du lịch quốc tế đạt khoảng 10 triệu lượt, khách du lịch nội địa đạt 99 triệu lượt. Tuy nhiên, so với thời điểm trước đại dịch (năm 2019), lượng khách du lịch quốc tế mới chỉ bằng 69%. Khách du lịch nội địa sau giai đoạn tăng trưởng mạnh trong năm 2022 đang có dấu hiệu chững lại. Ngành du lịch phải đối mặt với nhiều thách thức, vướng mắc, nhiều vấn đề kéo dài nhiều năm, nhiều nhiệm kỳ chưa giải quyết được.

Để hoàn thành mục tiêu đến năm 2025 đón ít nhất 35 triệu lượt khách quốc tế và 120 triệu lượt khách nội địa, đến năm 2030 đón 50 triệu lượt khách quốc tế, 160 triệu lượt khách nội địa, Thủ tướng nhấn mạnh du lịch Việt Nam cần thực sự đổi mới tư duy, cách làm với các biện pháp sáng tạo, đột phá, đồng bộ, hiệu quả; thực hiện “liên kết chặt chẽ, phối hợp nhịp nhàng, hợp tác toàn diện”.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng

Báo cáo tại hội nghị, bên cạnh những kết quả đạt được, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) Nguyễn Văn Hùng thẳng thắn nhìn nhận, ngành du lịch Việt Nam còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân do công tác kết nối, khai thác các thị trường mới, thị trường tiềm năng còn chậm, gặp nhiều khó khăn. Công tác quản lý điểm đến tại một số địa phương có biểu hiện thiếu quyết liệt, chưa kịp thời xử lý các vấn đề về ô nhiễm môi trường, rác thải, tình trạng “chặt, chém” du khách… làm ảnh hưởng đến hình ảnh, thương hiệu du lịch Việt Nam.

Linh hoạt giá vé máy bay

Nêu đề xuất, Bộ trưởng Bộ VH,TT&DL kiến nghị nghiên cứu đề xuất miễn thị thực ngắn hạn cho khách du lịch từ một số thị trường tiềm năng, quy mô lớn như Trung Quốc, Ấn Độ… nhằm kích cầu du lịch, đặc biệt là vào mùa thấp điểm. Mở rộng miễn thị thực đơn phương cho công dân các nước có trình độ phát triển cao hơn Việt Nam, chi tiêu du lịch lớn như Australia, Canada, Mỹ, các nước còn lại trong Liên minh châu Âu…

Cùng với đó thúc đẩy hợp tác giữa ngành hàng không và ngành du lịch theo tinh thần “lợi ích thì hài hòa, khó khăn thì chia sẻ”, mang lại lợi ích lâu dài cho tất cả các bên liên quan. Một trong những nguyên nhân khiến số lượng khách du lịch đến Phú Quốc giảm thời gian qua là do vé máy bay còn cao.

Một trong những nguyên nhân khiến số lượng khách du lịch đến Phú Quốc giảm thời gian qua là do vé máy bay còn cao

Đặc biệt, ông Hùng đề nghị duy trì chính sách giá vé máy bay linh hoạt, bình ổn, doanh nghiệp du lịch cần đa dạng trong cung ứng dịch vụ và chính sách giá linh hoạt, phù hợp, để hợp tác tạo ra các chương trình, gói sản phẩm du lịch hấp dẫn, cạnh tranh.

Bộ trưởng Bộ VH, TT&DL cũng kiến nghị mở rộng danh sách các thành phố thực hiện thí điểm phát triển kinh tế đêm. Đồng thời nghiên cứu, đề xuất các chính sách hỗ trợ phát triển du lịch đêm, du lịch nông nghiệp nông thôn, du lịch cộng đồng, du lịch bền vững, du lịch MICE, du lịch gắn với công nghiệp văn hóa và công nghiệp sáng tạo.

Về đầu tư, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng kiến nghị có chính sách ưu tiên phát triển hạ tầng gắn với du lịch, khuyến khích hợp tác công – tư trong đầu tư và vận hành sân bay, bến cảng du lịch; các chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng các công viên chủ đề, công trình văn hóa, tổ hợp vui chơi, giải trí, trung tâm thương mại, dịch vụ bán lẻ…

Trước mắt, để chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ mùa cao điểm đón khách du lịch quốc tế vào cuối năm nay và đầu năm 2024, Bộ trưởng Bộ VH,TT&DL lưu ý cần tận dụng hiệu quả các chính sách về thị thực, xuất nhập cảnh mới được ban hành, cần khẩn trương, tăng cường triển khai các hoạt động xúc tiến quảng bá, kích cầu để thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.

Michio Travel

Cẩm nang du lịch Mỹ tiết lộ 10 bãi biển đẹp nhất Việt Nam

0

Các biên tập viên của Lonely Planet nhận xét, dù Việt Nam không phải đất nước quá nổi tiếng về biển như những người bạn láng giềng trong Đông Nam Á, nhưng với đường bờ biển dài 3400km thì ‘mảnh đất hình chữ S’ xứng đáng được quan tâm nhiều hơn thế với 10 bãi biển đẹp nhất.

Bãi biển An Bàng ở Hội An được Lonely Planet hết lời ca ngợi

An Bàng

Việt Nam không thiếu những bãi biển đẹp, xứng tầm trong khu vực. Cẩm nang du lịch nổi tiếng toàn cầu không tiếc lời ca ngợi bãi biển An Bàng ở Hội An là một trong những bãi biển thú vị và hấp dẫn nhất cả nước với bãi cát mịn trải dài tuyệt vời bên đường chân trời bao la.

Phú Quốc

Được bao quanh bởi những bãi biển cát trắng và vùng đảo rộng lớn được bao phủ bởi rừng rậm nhiệt đới rậm rạp, Phú Quốc đã nhanh chóng ‘chuyển mình’ từ một hòn đảo yên tĩnh trở thành nơi nghỉ dưỡng trên bãi biển không thể bỏ qua đối với cả người nước ngoài và khách du lịch trong nước.

Nha Trang

Theo tác giả bài viết, tạo thành một vòng cung rộng lớn tráng lệ, bãi biển cát vàng dài 6 km của Nha Trang là con át chủ bài của trung tâm thành phố. Bên cạnh đó, thành phố này cũng có rất nhiều tour tham quan đảo với giá rất hợp lý bao gồm ăn trưa và lặn với ống thở. Các bãi biển phía bắc Nha Trang, nằm quanh Vịnh Ninh Vân, cũng xứng đáng cho một chuyến đi trong ngày.

Côn Đảo

Bị cô lập khỏi đất liền, quần đảo Côn Đảo là một trong những điểm thu hút hàng đầu của cả nước. Côn Sơn là hòn đảo lớn nhất trong chuỗi 15 hòn đảo nhỏ và được bao quanh bởi những bãi biển đẹp, rạn san hô và vịnh ấn tượng cùng hệ động thực vật trong rừng nhiệt đới đa dạng.

Mũi Né

Mũi Né được ví như ‘viên ngọc quý’ của các khu nghỉ dưỡng biển Việt Nam và là điểm đến tiếp theo của Việt Nam lọt vào danh sách này. Lướt ván diều cũng là một hoạt động được nhiều người ưa thích khi tới đây vì điều kiện gió vô cùng thuận lợi từ cuối tháng 10 đến tháng 4.

Dốc Lết

Trải dài 18km, bãi cát trắng như phấn và vùng nước nông màu ngọc lam của Dốc Lết đảm bảo nơi đây được xếp hạng trong số những bãi biển đẹp nhất cả nước.

Hồ Cốc

Với bãi cát vàng, làn nước trong vắt và thời gian di chuyển từ Thành phố Hồ Chí Minh chỉ hai tiếng rưỡi, bãi biển Hồ Cốc – trải dài gần 10 km về phía bắc Hồ Tràm, là một nơi hấp dẫn để dừng chân.

Mỹ Khê

Cuối cùng, bãi biển Mỹ Khê ở Đà Nẵng cũng lọt vào danh sách này.

Michio Travel

Đến Quảng Nam mà không biết những nơi này sẽ rất đáng tiếc

0

Khu đền tháp Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Khu đền tháp tọa lạc trong một thung lũng kín có đường kính khoảng 2 km, các dãy núi vòng cung bao bọc trung tâm khu đền tháp, tách biệt với thế giới bên ngoài.

Phía Nam khu đền tháp Mỹ Sơn là đỉnh núi Mahapavata (còn có tên gọi khác nhau như đỉnh Hòn Đền, núi Chúa, đỉnh Răng Mèo)

Xung quanh đỉnh núi này có nhiều câu chuyện, truyền thuyết gắn liền với cuộc sống tâm linh của cộng đồng dân cư địa phương. Đối với Mỹ Sơn, núi Chúa còn biểu tượng cho đỉnh núi thiêng của vương quốc Chămpa, được ví như ngọn hải đăng đối với các thuyền buôn khi qua vùng đất Amaravati (tiểu quốc Chămpa).

Khu đền tháp Mỹ Sơn cũng là trung tâm tôn giáo tín ngưỡng của các vương quốc Chămpa. Địa điểm thung lũng nằm lệch về phía Tây kinh thành Simhaphura (Trà Kiệu) khoảng 20 km.

Bắt đầu từ thế kỷ thứ 4, Mỹ Sơn được các vương quốc Chămpa xây dựng kéo dài đến thế kỷ thứ 13. Trải dài hàng chục thế kỷ, số lượng đền tháp ngày một xây dựng nhiều hơn, Mỹ Sơn trở thành nơi ghi dấu sự phát triển rực rỡ của văn minh Chămpa. Nơi đây, với hơn 70 công trình kiến trúc chứa đựng những giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật, được đánh giá tương đồng với các di tích nổi tiếng trong khu vực Đông Nam Á như Ăngko, Pagan, Bôrôbudua.

Với lịch sử phát triển lâu đời, Mỹ Sơn trở thành một kho tàng văn hóa rực rỡ, sinh động, mang giá trị thẩm mỹ của nhân loại. Nhiều phong cách kiến trúc của nghệ thuật Chămpa được khẳng định và phát triển trong quần thể di tích này.

Ngày 4/12/1999, tại thành phố Marrakesh (Morocco), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp quốc (UNESCO) công nhận khu đền tháp Mỹ Sơn là di sản văn hoá thế giới.

Quần thể Tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng cách trung tâm thành phố Tam Kỳ 7 km, cách thành phố Hội An 45 km. Công trình tri ân, tưởng nhớ các Mẹ Việt Nam Anh hùng, những người đã cống hiến, hi sinh vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc.

Đây là nơi ghi danh hơn 100 ngàn Mẹ Việt Nam Anh hùng trên cả nước và lưu giữ những hiện vật, hình ảnh, tư liệu gắn liền với cuộc đời tần tảo, hi sinh của các Mẹ.

Bãi đá Lò Thung nằm trên sông đá Giăng, giáp bìa làng cổ Lộc Yên. Lò Thung được ví như một “vương quốc” đá huyền bí với hàng trăm hang hốc hình thù kỳ lạ trải dài gần 1km, một không gian sinh thái nguyên sơ, hiền hòa, trong lành, thích thú cho những ai muốn trải nghiệm sông nước. Bãi đá Lò Thung còn gắn với huyền thoại về người khổng lồ đã từng sinh sống qua những dấu vết còn khắc họa trên đá.

Dọc hai bên đường, bạn sẽ được cảm nhận không khí thoáng đãng, trong lành với núi rừng kỳ vĩ, trải dài đến bãi đá. Với hàng trăm hang đá hình dạng độc đáo và khác biệt nên chỉ cần đứng từ xa, du khách đã nhận ra được “vương quốc đá” rộng lớn này.

Qua năm tháng, người dân địa phương ở đây đã đặt tên cho các hòn đá theo hình dạng của nó như: cối trời, bàn chân khổng lồ, giếng trời… mỗi tên gọi lại mang những ý nghĩa thể hiện vẻ đẹp riêng của nơi đây.

Khi đến đây, du khách đều cảm thấy thích thú trước trước những cối đá tròn và có đường kính khoảng 20cm vừa mới lạ vừa tự nhiên. Là một trong những khu du lịch sinh thái tiềm năng, bãi đá Lò Thung Quảng Nam luôn tạo sự bất ngờ cho du khách.

Bảo tàng Văn hóa Sa Huỳnh là nơi cung cấp những thông tin phong phú về cư dân cổ thuộc hệ văn hoá Sa Huỳnh – chủ nhân cảng thị Hội An sơ khai từng có quan hệ giao lưu với Trung Hoa, Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á.

Tại đây trưng bày hơn 220 hiện vật văn hoá Sa Huỳnh có niên đại trên dưới 2.000 năm được phát hiện qua các đợt thám sát, khai quật khảo cổ học tại các địa điểm: Hậu Xá, Thanh Chiêm, An Bàng, Xuân Lâm… từ năm 1989 đến năm 1994. Các hiện vật tại bảo tàng được đánh giá là bộ sưu tập độc đáo bậc nhất của Việt Nam hiện nay về văn hoá Sa Huỳnh.

Làng cổ Lộc Yên cách thành phố Tam Kỳ 35 km, cách thành phố Hội An 80 km. Làng cổ Lộc Yên là một không gian văn hóa, sinh thái đặc trưng của vùng trung du Quảng Nam.

Tại đây còn lưu giữ những ngôi nhà cổ hàng trăm năm tuổi: độc đáo về không gian kiến trúc, tinh xảo trong nghệ thuật chạm trổ được hình thành từ nguyên liệu chính là gỗ mít vườn, một loại cây ăn quả đặc sản Tiên Phước.

Đây là nơi lưu dấu sự tài hoa và khéo léo của các nghệ nhân phường mộc Vân Hà – một phường mộc khá nổi tiếng ở vùng Quảng Nam xưa với sự điển hình của chiếc bàn xoay bí ẩn, kỳ thú. Đặc biệt còn có cả một không gian văn hóa đá của người dân xứ Tiên: những bờ đá, mộ đá, giếng đá hàng trăm năm tuổi.

Michio Travel

- Advertisement -

POPULAR ARTICLES