Home Blog Page 4

Phố ông đồ TP.HCM náo nhiệt những ngày cận Tết

0

Ngày 24-1, phố ông đồ tại Nhà Văn hóa Thanh niên (Quận 1, TP.HCM) chính thức mở cửa đón khách tham quan. Sau một tuần mở cửa, phố ông đồ thu hút hàng nghìn lượt khách trong và ngoài nước đến chụp ảnh, vui chơi, mua sắm mỗi ngày.

Ttrưa 31-1, dưới cái nắng hơn 33 độ, phố ông đồ tại Nhà Văn hóa Thanh niên vẫn đông nghịt du khách trong trang phục áo dài đến tạo dáng chụp ảnh bên các tiểu cảnh được trang trí hoành tráng, rực rỡ.

Năm nay, phố ông đồ được trang trí với hơn 100 gốc mai vàng dọc vỉa hè đường Phạm Ngọc Thạch. Khung cảnh rực rỡ sắc vàng khiến nhiều du khách thích thú, hào hứng tạo dáng ở mọi ngóc ngách trong phố.

Ngoài đường mai vàng, điểm thu hút khách của phố ông đồ năm nay còn có sự xuất hiện vô số tiểu cảnh tái hiện hình ảnh Tết xưa như cổng nhà ba gian, không gian làng nghề nón lá với 300 chiếc nón, bức tường gốm được thiết kế từ 600 chậu gốm được xếp chồng lên nhau. Và những bếp củi nấu bánh, vườn cúc mâm xôi đủ sắc màu… tạo nên một không gian Tết độc đáo giữa phố.

Hồ Thị Hải An (ngụ TP. Thủ Đức) cho biết, năm nay cô và các bạn đã tranh thủ mặc áo dài chụp vài bộ ảnh khắp các địa điểm vui chơi tại TP.HCM trước khi về quê đón Tết. Ngoài Dinh Độc Lập, Chợ Bến Thành và Bảo tàng Áo dài, Hải An và các bạn chọn phố ông đồ làm địa điểm chụp ảnh kế tiếp vì nét đặc sắc của không gian Tết nơi đây. Bất chấp nắng nóng giữa trưa,cô và các bạn vẫn miệt mài tạo dáng để có được những bức ảnh đủ sáng, đẹp long lanh.

Nguyễn Hoàng Nam (ngụ Bình Thạnh) cho biết, vì sinh sống ở TP.HCM từ nhỏ nên anh rất thích mô hình bếp củi và nồi bánh ở phố ông đồ, mô hình làm anh liên tưởng đến không khí đón Tết ở các miền quê Việt Nam trong đêm giao thừa. “Tôi và các bạn lên phố ông đồ vào buổi trưa, vì lo buổi sáng đông người và khó chụp ảnh, nhưng hiện tại phố vẫn rất đông, muốn chụp ảnh ở mô hình nào cũng phải xếp hàng chờ đến lượt” – anh Nam chia sẻ thêm.

Không chỉ giới trẻ, phố ông đồ còn tấp nập hình ảnh các bà, các mẹ, các cô chú trung niên, ngoài trung niên trong trang phục áo dài đến chụp ảnh, tạo nên một khung cảnh đậm nét văn hóa Tết Việt giữa phố.

Không gian nhà truyền thống được trang trí hoa mai, các vật dụng đặc trưng ở quê được đông đảo du khách yêu thích và chụp ảnh.

Mặc dù giữa tuần, phố ông đồ vẫn thu hút nhiều người từ các quận đổ về vui chơi, chụp ảnh. Chị Kiều Trang (36 tuổi, ngụ huyện Bình Chánh) cho biết, chị và các chị em hội bạn đi hơn 30 km từ Bình Chánh lên quận 1 vì thấy trên mạng phố ông đồ được trang trí rực rỡ sắc xuân, mọi người đua nhau checkin. “Mặc dù đông đúc nhưng xung quanh phố có nhiều cán bộ an ninh túc trực, đề phòng móc túi, cướp giật nên chúng tôi cũng yên tâm” – chị Trang nói.

Theo quan sát, mỗi mô hình tiểu cảnh tại phố ông đồ đều trong tình trạng kín người, để chụp được kiểu ảnh ưng ý, nhiều người phải chờ xếp hàng đến lượt.

Không chỉ đầu tư trang phục áo dài rực rỡ, nhiều người tại phố ông đồ còn chi tiền sắm các phụ kiện như cành hoa, khăn, kính, tò he… để có một bộ ảnh như ý.

Ông Nguyễn Hồng Phúc, Giám đốc Nhà văn hóa Thanh niên cho biết, đây là một trong số các hoạt động thường niên nổi bật diễn ra trong lễ hội Tết Việt năm 2024 tại Nhà văn hóa Thanh niên. Thông qua chương trình, ban tổ chức mong muốn lan tỏa thông điệp, tình yêu TP.HCM đến mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi. Đồng thời quảng bá hình ảnh, con người, nét đẹp văn hóa của một TP hiện đại đến mọi du khách, góp thêm năng lượng, động lực cho TP trước một năm mới với chặng đường mới.

Công viên Ánh Sáng điểm check in mới của giới trẻ ở TP.HCM

0

Theo ghi nhận của PV, ngày 18-1, tại công viên Ánh Sáng (quận 7) được trang trí rất nhiều bóng đèn led theo những phong cách khác nhau. Cùng với đó có nhiều tiểu cảnh mới lạ, khiến nhiều du khách, nhất là giới trẻ thích thú.

Hệ thống đèn led bắt mắt ở công viên ánh sáng

Công viên Ánh Sáng là một trong những địa điểm du lịch mới mẻ ở TP.HCM. Theo đó, du khách khi đến TP.HCM có thêm những lựa chọn để tham quan, vui chơi, giải trí. Tại đây, du khách vừa có thể thưởng ngoạn nhiều khung cảnh bắt mắt về đêm, vừa được thưởng thức ẩm thực đa dạng và độc đáo.

Nhiều bối cảnh đẹp được trang trí tại công viên

Điểm nhấn tại công viên ánh sáng không chỉ là hệ thống đèn led nhiều màu sắc. Du khách còn có thể tản bước dưới những tán cây lớn với ánh đèn chảy xuống như những dòng nước. Xung quanh công viên còn có bờ hồ rộng 2000 m2 được trang trí khá nhiều tiểu cảnh.

Những bóng đèn được trang trí lung linh

Với diện tích rộng 7000 m2, du khách có nhiều góc để check in.

Rất nhiều góc check in đẹp mắt

Ông Lý Tấn Đạt, Giám đốc dự án công viên Ánh Sáng, cho biết: “Dự án hiện đang trong giai đoạn 1. Với nhu cầu vui chơi gia tăng trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn, chúng tôi sẽ cố gắng tạo ra thêm nhiều những tiểu cảnh khác nhau để du khách tham quan, giải trí.

Vườn hoa hồng trắng cực đẹp tại công viên

Công viên cũng sẽ tổ chức những chương trình nghệ thuật, triển lãm tranh ảnh, giao lưu văn hoá giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Chúng tôi sẽ phát triển khu ẩm thực Hàn Quốc, và sẽ cố gắng những tuyến đường ánh sáng lấp lánh và hoành tráng hơn.”

Hay vườn hoa hướng dương phát sáng cực đẹp

Nói về việc xử lý công trùng và khử mùi cho khu vực công viên, ông Đạt chia sẻ mỗi ngày trước khi mở cửa công viên, đơn vị sẽ xịt khử mùi và xịt côn trùng để đảm bảo trải nghiệm của du khách được an toàn.

Nhiều du khách đến check-in

Ông Đạt kỳ vọng rằng công viên Ánh Sáng sẽ trở thành một địa điểm vui chơi mới tại TP.HCM, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đêm cho TP nói chung và quận 7 nói riêng.

Một góc ở công viên

Sắp tới, công viên Ánh Sáng cũng có nhiều ưu đãi dành cho du khách khi đến tham quan. Địa chỉ công viên nằm tại số 2-4 đường số 8, Him Lam, quận 7.

Những ánh đèn cực bắt mắt

Thời gian mở cửa từ 17 giờ đến 23 giờ hằng ngày.

Nhà cổ Bình Thủy hơn 150 năm tuổi đẹp lạ ở Cần Thơ

0

Nằm trên đường Bùi Hữu Nghĩa, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ, căn nhà cổ của một gia đình họ Dương (hay còn được gọi tên là nhà cổ Bình Thủy) được xây dựng từ năm 1870 là địa điểm du lịch quen thuộc, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài thành phố tìm tới tham quan suốt nhiều năm nay.

Công trình nguyên thủy là nhà ở và hiện nay là Nhà thờ họ Dương –đã được Bộ VH-TT-DL công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia năm 2009

Theo Cổng thông tin điện tử Cần Thơ, nhà cổ Bình Thủy là công trình kiến trúc văn hoá thuộc dạng cổ nhất còn sót lại ở miền Tây và hiện là địa điểm du lịch văn hóa quen thuộc ở mảnh đất phương Nam.

Quanh nhà cổ trồng rất nhiều loài hoa có màu sắc rực rỡ, tạo bối cảnh chụp hình sinh động cho khách tham quan

Bước qua cổng chính phía ngoài đường là cổng phụ ở bên trong, thiết kế như cổng chào với lối kiến trúc cổ Á Đông, gồm 4 cột tròn: 2 gỗ, 2 xi măng. Hệ thống rui, mè, xà ngang bằng gỗ, mái lợp ngói ống, gờ bó mái bằng men xanh lục.

Trên cổng còn được trang trí nhiều hoa văn, họa tiết bằng xi măng như cá vàng, kỳ lân, bình hoa…. Mặt trước và sau cổng phụ có gắn 2 bảng, một là chữ Hán “Phước An Hiệu” và một là chữ quốc ngữ “Phủ thờ họ Dương”.

Khuôn viên nhà cổ Bình Thủy khá rộng, riêng khoảng sân được lát gạch tàu 40 x 40cm và trồng đủ các loại cây kiểng như cau, tùng, dương xỉ, phát tài (thiết mộc lan), sứ Thái, cây vú bò. Đặc biệt ở góc sân bên trái có trồng một cây xương rồng Mexico “Kim lăng trụ”, từng ra hoa lần đầu tiên vào năm 2005.

Du khách thập phương thích thú tham quan và check-in quanh nhà cổ Bình Thủy

Giữa sân bài trí một hòn non bộ cao khoảng 4m, nằm trong hồ cá vừa để trang trí, vừa làm bức bình phong cho khu nhà chính. Còn ở góc sân bên phải là khu vực miếu thờ thổ thần và một nhà mát lợp ngói vảy cá.

Ngôi nhà có bố cục đăng đối. Theo chiều ngang, nhà có 5 gian – rộng 22m. Còn theo chiều sâu, nhà có 3 lớp: nhà trước, nhà giữa và nhà sau với chiều sâu là 16m. Từ sân, du khách có thể tiến vào khu vực nhà chính theo 4 hướng cầu thang. Hai cầu thang ở hai gian phía ngoài và hai cầu thang hình vòng cung bố trí hai bên, dẫn vào sảnh lớn ở gian giữa.

Nền nhà cao hơn 1m so với sân vườn, bó vỉa bằng đá xanh. Theo kinh nghiệm dân gian của người Nam Bộ, trong quá trình xây dựng, chủ nhân ngôi nhà đã cho đổ một lớp muối hạt dày chừng 10cm trước khi lót nền bằng gạch bông. Cách làm này vừa giúp xua đuổi côn trùng, mang sự thông thoáng, vừa tránh những tà vật xâm hại theo quan niệm phong thủy.

Xung quanh nhà xây tường gạch kết dính bằng hồ vôi ô dước. Mái lợp 3 lớp ngói: 2 lớp dưới hình lòng máng, một lớp nhúng vôi bột trắng và lớp trên cùng sử dụng ngói ống. Lối thiết kế này tạo cảm giác trần nhà cao, thoáng đãng và sáng sủa hơn, đồng thời giữ cho ngôi nhà luôn mát mẻ trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ở Nam Bộ.

Ở mặt trước công trình, du khách có thể cảm nhận rõ được nét trang trí mang dấu ấn phương Tây, gồm các đầu cột theo thức Hy – La; các họa tiết hoa văn được đắp nổi bằng xi măng như hoa lá, con sóc, chùm nho,… và hệ cửa chớp đặc trưng trong các công trình người Pháp xây ở Việt Nam để phù hợp với khí hậu bản địa.

Bước vào trong là khu vực nhà trước, dùng làm nơi tiếp khách trong những nghi lễ quan trọng, được trang trí theo phong cách Tây Âu. Ngoài các ô cửa kiểu Pháp với vòm cuốn còn có trần nhà được làm phẳng bởi lớp trần giả, trang trí họa tiết cầu kỳ.

Tiếp đến là nhà giữa. Trong đó, 3 gian giữa là nơi thờ tự, được bài trí thuần Việt với bàn hương án, khánh thờ, liễn đối… đều làm bằng gỗ quý khảm xà cừ. Hai gian phía ngoài còn lại là nơi sinh hoạt chung của gia đình.

Ngăn cách giữa nhà trước với nhà giữa là hàng cột bao lam và liên ba được chạm trổ công phu với những hình ảnh quen thuộc của Việt Nam và Nam Bộ như: mai, lan, cúc, trúc, sen, điểu, tùng lộc, chim, công, dơi, thỏ, tôm, cua, khổ qua, nho… Xung quanh là các ô hộc có nhiều hình dạng như vuông, chữ nhật, lục giác cũng được chạm khảm tỉ mỉ, mang tính thẩm mỹ cao.

Còn nhà sau cơ bản giống nhà trước, là nơi tiếp khách nữ và sinh hoạt riêng của gia đình.
Trong nhà hiện còn lưu giữ rất nhiều đồ nội thất cổ như hương án, bàn ghế, tủ, sập…; đặc biệt là bộ salon gỗ được chế tác kiểu LOUIS XV, đặt ở gian giữa của nhà trước.

Phòng khách được thiết kế theo phong cách châu Âu cổ điển với bộ salon đời Louis 15 của Pháp, đèn chùm cổ điển bằng bạch đằng…

Được biết, nhà cổ Bình Thủy từng là bối cảnh của nhiều bộ phim như: Chân trời nơi ấy, Cây tre trăm đốt, Con nhà nghèo, Người đẹp Tây Đô, Nợ đời, Những nẻo đường phù sa… và đặc biệt là bộ phim nổi tiếng “Người tình” của đạo diễn người Pháp Jean Jacques Annaud.

Nếu có dịp du lịch huyện Bình Thủy, ngoài tham quan và tìm hiểu về nhà cổ, du khách có thể kết hợp ghé thăm một số điểm đến thú vị khác như Đền thờ các vua Hùng Cần Thơ, cù lao Cồn Sơn, vườn du lịch sinh thái Ba Tuấn,… Ngoài ra, tới đây, du khách còn có cơ hội thưởng thức nhiều món ngon, đặc sản địa phương như lẩu mắm, hủ tiếu gõ, bánh tét lá cẩm, cá lóc nướng trui…

Phuket viên ngọc quý của du lịch Thái Lan lột xác

0

“Phuket là thiên đường và chúng tôi chào đón tất cả ai muốn nơi đây trở thành ngôi nhà thứ hai của mình”, ông Sophon Suwannarat, thống đốc mới của Phuket, tuyên bố. Mặc trang phục lụa Thái sang trọng, ông là khách mời danh dự tại bữa tiệc phát động dự án Gardens of Eden, tổ chức tại villa xa hoa phía trên khách sạn 5 sao Anantara Phuket.

Dự án Gardens of Eden sẽ có hơn 560 căn hộ

Ra mắt vào tháng 12/2023, Gardens of Eden trị giá 11 tỷ baht (tương đương 315 triệu USD) là dự án phát triển bất động sản lớn nhất cho đến nay ở Phuket. Đây cũng một trong những ví dụ điển hình nhất cho thấy sự thay đổi lớn trên thị trường bất động sản Phuket khi doanh số bán nhà ở tư nhân và chung cư bùng nổ, theo Nikkei Asia.

Theo báo cáo phân tích tháng 12/2023 của C9 Hotelworks, “sự thay đổi đến từ việc người ở các quốc gia, dẫn đầu là Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và châu Âu, ngày càng đến Phuket nhiều hơn. Nhưng không phải để đầu tư đơn thuần, họ còn vì mục đích tái định cư khi nhiều gia đình tìm kiếm cuộc sống tốt hơn”.

Báo cáo cho biết tính đến nay, người Nga là những người mua nhà nhiều nhất trong nửa đầu năm 2023, chi 875 triệu baht (tương đương 25 triệu USD) cho 240 căn, vượt xa người mua Pháp, Mỹ, Trung Quốc và Anh.

Tăng trưởng nhanh chóng

Gardens of Eden rộng khoảng 11,7 ha, nằm trên bãi biển Bang Tao, được mô tả là “cộng đồng dân cư và dịch vụ khách sạn cao cấp về sức khỏe, lối sống” với 70% diện tích đất được dành vĩnh viễn cho rừng, vườn hoa, thiết kế cảnh quan liên quan đến nước, sân chơi cùng khu tập thể dục.

Được xây dựng trong hai giai đoạn, khu phức hợp sẽ có hơn 560 căn hộ. Dự án đang được phát triển bởi tập đoàn Amal của Thái Lan với sự hỗ trợ của DPD Invest – quỹ đầu tư tư nhân có trụ sở tại Dubai.

Bãi biển Patong nổi tiếng của Phuket

“Chúng tôi được truyền cảm hứng để biến khu vực này trở thành nơi sinh sống tốt hơn cho cộng đồng toàn cầu và chúng tôi rất tin tưởng vào chương trình nghị sự bền vững”, Yana Chuvalova, giám đốc tiếp thị và bán hàng đến từ Siberia, phát biểu. Chuvalov ước tính có 27.000 người Nga đã định cư ở Phuket trong 12-18 tháng qua.

Theo Ravi Chandran, người giám sát các vấn đề liên quan tới doanh nghiệp nằm trong khuôn khổ dự án, giá khởi điểm cho chung cư ở Phuket là từ 100.000 đến 140.000 baht/m2 (tương đương 2.800 – 4.000 USD/m2). Tuy nhiên, Gardens of Eden đang tính từ 220.000 đến 300.000 baht (tương đương 6.300 – 8.500 USD).

“Xét về giá trị, khung cảnh, vị trí và tất cả lợi ích về môi trường mà nó mang lại, đó là điểm hấp dẫn. Tôi không thấy có vấn đề gì về giá cả”, ông nói. Báo cáo Phuket đánh giá: “Sự tăng trưởng nhanh chóng của hòn đảo sau đại dịch Covid-19 thật đáng kinh ngạc”, “cho thấy những con số kỷ lục vào cuối năm 2023″.

Từ đầu năm 2023 đến nay, lượng khách đến sân bay trong nước và quốc tế đã vượt 6,24 triệu lượt vào tháng 11/2023, tăng 88% so với năm 2022. Trong đó, lượng khách quốc tế tăng gần 140%.

Ngành bất động sản của khu vực này đang tăng trưởng mạnh, với nhiều yếu tố hấp dẫn bao gồm 9 bệnh viện, trong đó một bệnh viện quốc tế Bumrungrad đang được xây dựng; 13 trường học quốc tế với ít nhất 6 trường nữa đang trong kế hoạch; 8 trung tâm mua sắm; 4 bến du thuyền; và 6 sân gôn.

Theo CBRE – công ty tư vấn bất động sản quốc tế – các chung cư ở Phuket “đã thể hiện hiệu suất vượt trội trong nửa đầu năm 2023, đạt được mức doanh số bán hàng cao nhất trong thập kỷ qua”.

Lý do

Phuket là “viên ngọc quý” của du lịch Thái Lan với hàng loạt bãi biển, nước trong vắt, khung cảnh thiên nhiên ngoạn mục và không khí trong lành. Theo Tổng cục Du lịch Thái Lan, tổng số du khách của nước này đã phục hồi vào năm 2023, lên đến hơn 28 triệu.

Quảng cáo tại đại lý bất động sản ở Phuket

Với khoảng 1/5 nền kinh tế gắn liền với du lịch, nước này từng bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Phuket còn phải chịu tổn thất nhiều hơn thế khi một nửa tổng sản phẩm của tỉnh phụ thuộc vào ngành khách sạn. Người dân địa phương rơi vào tình trạng tồi tệ nhất. Theo một số báo cáo, hơn 100.000 người đã rời đảo.

Nguy cơ phụ thuộc quá mức vào du lịch có thể thấy rõ. Trong bối cảnh đó, Thống đốc Sophon cho biết trọng tâm là chuyển sang khuyến khích người giàu bên ngoài mua ngôi nhà thứ hai, chuyển đến sinh sống hoàn toàn hoặc nghỉ hưu vĩnh viễn trên đảo.

Một người Pháp ở Phuket, có công ty cung cấp dịch vụ ăn uống bị phá sản do ảnh hưởng Covid-19, đã chuyển sang kinh doanh bất động sản và chưa bao giờ hối hận. Ông cho biết một số giá trị bất động sản dân cư tăng ở mức 17,5% mỗi năm và Phuket hỗ trợ thị trường thứ cấp khó tìm thấy ở những nơi khác ở Thái Lan.

Bill Barnett, giám đốc điều hành của C9 Hotelworks, nói với Nikkei Asia rằng không có gì lạ khi người nước ngoài muốn coi Phuket là nhà. “Mọi người đến Phuket với lý do địa lý”, Barnett nói và lưu ý 53 hãng hàng không đã hạ cánh trên đường băng duy nhất của hòn đảo vào tháng 11/2023. “Bạn có thể bay thẳng đến 40 thành phố và bạn chỉ cách 1/3 dân số thế giới 7 tiếng đồng hồ”, ông cho hay.

Dù vậy, vẫn còn nhiều vấn đề đau đầu. Thanusek Phungdet, chủ tịch cấp cao Phòng Thương mại Phuket, nhận định vấn đề lớn nhất đến nay là giao thông. Nó làm tắc nghẽn các thị trấn và khó giảm bớt lượng giao thông dọc theo con đường ven biển dốc, quanh co.

Ngoài ra, Phuket còn đối mặt vấn đề về quản lý nước thải và nhu cầu dẫn nước từ đất liền vào đảo, cùng với các dự án đã hoặc đang được lên kế hoạch như mở rộng sân bay, áp dụng phương tiện giao thông công cộng chạy bằng xe điện…

Tràm Chim tỉnh Đồng Tháp vương quốc của những loài chim

0

Để đến vườn quốc gia Tràm Chim, du khách phải lái xe gần 160km từ trung tâm TP.HCM đến huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Mùa nước nổi từ tháng 8 đến tháng 11 âm lịch là thời điểm lý tưởng để du khách thăm thú Tràm Chim.

Một chú Cò bợ trơ trọi giữa đầm sen Tràm Chim. Đây là giống cò phổ biến ở khu vực Nam Bộ, dài 45-52cm, sinh cảnh của chúng là đất ngập nước ngọt, rừng ngập mặn

Không chỉ nổi tiếng với các cánh đồng tỏa hương sen thơm ngát, ruộng vườn bạc cánh cò bay, tỉnh Đồng Tháp còn có nhiều điểm du lịch sinh thái làm nao lòng du khách.

Bộ đôi Le hôi xinh xắn thong dong trên mặt hồ. Đây là giống chim phổ biến ở Việt Nam, có khả năng lặn nước săn mồi rất tốt. Phần lông cổ màu đỏ cho thấy chúng đang trong mùa sinh sản

Một trong các điểm đến nổi bật của tỉnh chính là vườn quốc gia Tràm Chim, được Ban thư ký Công ước Ramsar công nhận là khu Ramsar thứ 2.000 trên thế giới và thứ 4 ở Việt Nam.

Khung cảnh thiên nhiên tươi mát, bầu không khí thoáng đãng, sở hữu nhiều loài chim quý hiếm là những nét nổi bật của Tràm Chim, mang đến trải nghiệm thú vị và độc đáo cho du khách khám phá.

Một chú Trích cồ đẹp mã. Đây là giống chim quý hiếm, có màu sắc vô cùng bắt mắt

Vườn quốc gia Tràm Chim có tổng diện tích hơn 7.500ha, mang đặc điểm sinh thái của vùng sông nước miền Tây Nam Bộ. Tràm Chim nổi bật với hệ chim nước phong phú, gồm 233 loài, thuộc 25 chi, 49 họ. Trong đó, đặc biệt là loài Sếu đầu đỏ, lớn nhất trong họ Hạc, là một tài sản thiên thiên vô giá của vườn quốc gia Tràm Chim.

Sẻ bụi đen là một giống chim thuộc bộ sẻ, phân họ chích chòe, thường sống ngoài đồng cỏ, bụi cây và thích làm tổ trong những bụi cây sát mặt đất, vì thế nên còn có tên gọi khác là Chích chòe đất.

Bên cạnh đó, hệ cá ở vườn quốc gia Tràm Chim cũng không kém phần đa dạng, vừa đóng vai trò cân bằng sinh thái, vừa là nguồn thức ăn cho các loài chim. Trong đó có một số loài cá nằm trong sách đỏ Việt Nam như: cá Còm, cá Mang hổ, cá Ngựa nam, cá Duồng bay, cá Ét mọi, cá Hô…

Một chú Cò lửa lùn tinh ranh đang quan sát con mồi

Gà lôi nước – loài chim có khả năng sinh tồn mạnh mẽ. Nhờ có bàn chân to cho phép gà lôi nước chiếm một vùng sinh thái đặc biệt. Chúng có thể đi giữa cánh hoa súng, cách xa động vật săn mồi trên cạn. Nếu có mối đe dọa trên cao, chúng có thể sử dụng chiếc mỏ như ống lặn để duy trì ở dưới nước cho tới khi nguy hiểm qua đi.

Chim Cồng cộc đen, hay còn gọi với cái tên khác là chim Cốc đen, thường xuất hiện tại Tràm Chim vào mùa nước nổi. Thức ăn chính của loài này là cá nhỏ, tôm cua. Hình thức kiếm ăn là lặn đuổi mồi trong nước.

Mùa nước nổi từ tháng 8 đến tháng 11 âm lịch là mùa cao điểm du lịch tại Tràm Chim. Khung cảnh ngập nước, xanh tốt, điểm xuyết sắc hồng của hoa sen, hoa súng bừng nở. Nguồn sản vật trở nên dồi dào và các loài chim như tụ họp về đây dự tiệc.

Một chú gà lôi nước khác đang cặm cụi kiếm ăn

Thời điểm này cũng là mùa sinh sản của các loài chim, cho phép du khách ghé thăm Tràm Chim có cơ hội tận mắt chứng kiến nhịp sống chốn thiên nhiên hoang dã của các loài chim đầy sắc màu.

Hàng nghìn con chim đua nhau mớm mồi, tiêu biểu là Điêng điểng và Cồng cộc, thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng, giúp du khách hiểu hơn về tầm quan trọng của việc giữ gìn sự cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường cũng như có dịp lưu giữ mãi hình ảnh đẹp về nơi đất lành chim đậu.

Một chú chim Diệc lửa có dáng hình đầy kiêu hãnh

Mùa nước nổi ở Tràm Chim sinh động, rực rỡ muôn sắc màu của những loài chim quý; của những đầm sen, đầm súng nở hoa tươi tắn cả một vùng trời. Tất cả làm nên một bữa yến tiệc linh đình tại “vương quốc của những loài chim”.

Trải nghiệm thú vị nhất tại vườn quốc gia Tràm Chim chính là ngồi xuồng vỏ lãi len lỏi dọc theo những dòng kênh xanh mát, ngắm nhìn đủ loài chim bay lượn tìm mồi, cất tiếng gọi bầy huyên náo cả không gian.

Xuồng theo dòng rẽ nước, đưa bạn đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những cánh đồng sen hồng, sen trắng, lúa trời, năng kim… vươn mình trong nắng. Vài con chim Trích có mào đỏ tươi, lông xanh thẫm, đuôi vanh vảnh, cứ thoắt ẩn, thoắt hiện trong lùm cỏ năng như đang chơi trốn tìm cùng du khách.

Nét thú vị khi khám phá vườn quốc gia Tràm Chim vào mùa nước nổi chính là trải nghiệm ngồi xuồng len lỏi giữa những dòng kênh xanh để mục sở thị vẻ đẹp của các loài chim trong vườn.

Qua đó, cho phép du khách tiếp chạm vào nhịp sống hoang dã của các loài chim theo cách thật gần gũi và sinh động.

Cách đến vườn quốc gia Tràm Chim

Từ TP.HCM, bạn chỉ cần chạy thẳng theo cao tốc Trung Lương – Tân An – Tân Thanh. Khi đến ngã ba Mỹ An – Mộc Hóa thì rẽ vào Trường Xuân và chạy xe một đoạn nữa là sẽ đến thị trấn Tràm Chim. Khi đó, bạn sẽ nhìn thấy nhiều biển chỉ dẫn đến vườn quốc gia Tràm Chim, chỉ cần chạy theo các biển chỉ dẫn này là sẽ đến nơi.

Những đặc sản tại Tràm Chim mua về làm quà

Ghé thăm vườn quốc gia Tràm Chim, du khách có thể bắt gặp nhiều món quà lưu niệm được bày bán tại đây. Nón tai bèo, khăn rằn, mô hình các loại ngư cụ, cá khô, sữa hạt sen, mật ong hương tràm… là những món quà lý tưởng dành cho du khách mua về tặng người thân, bạn bè sau chuyến du lịch Tràm Chim.

Rừng phong lá đỏ nhuộm thắm đất trời Tây Bắc

0

Nhắc tới hình ảnh của lá phong đỏ ai cũng sẽ nghĩ ngay tới những khu rừng lá phong của đất nước mặt trời mọc, trong những con đường rực rỡ ở Hàn Quốc, hay những khoảng trời ở Châu Âu với sắc phong nhuộm màu đỏ. Thế nhưng, ngay tại khu vực miền núi phía Bắc nước ta, trên những cung đường trong núi Tả Liên Sơn (Lai Châu), phong thay lá rực sắc đỏ vàng đẹp không kém khiến bao người mê mẩn.

Ngẩng mặt nhìn trời, cũng có thể thấy những tán phong nở khoe sắc màu rực rỡ

Phong lá đỏ ở núi rừng Tây Bắc thay lá vào khoảng tháng 11, tháng 12, khi mùa đông mang những cơn gió lạnh về trên khắp miền sơn cước. Những cây phong có tuổi đời khá lớn nằm rải rác, xen lẫn giữa màu xanh của khu rừng tuy nhiên lại rất nổi bật bởi sắc đỏ vàng của lá.

Phong lá đỏ thuộc loại cây thân gỗ, cành nhánh sum suê, sống lâu năm, chiều cao 2-10m. Vỏ cây khi còn non màu xám sáng, mịn; khi cây càng lớn thì vỏ sẫm màu, có vảy và xù xì hơn.

Lá phong rất độc đáo, lá xẻ thành 5-9 thùy xòe ra các hướng, khi còn non mặt trên có màu xanh lá cây nhạt, mặt dưới màu trắng kem, viền lá có nhiều răng cưa nhỏ. Khi già, lá chuyển đổi màu đỏ hoặc cam rực rỡ như những ngọn đuốc khổng lồ, sáng bừng không gian, cực kỳ đẹp mắt rồi rụng dần vào mùa đông, đến mùa xuân cây lại đâm chồi nẩy lộc.

Lá phong chuyển đỏ rụng xuống đường, nhiều như một chiếc thảm đỏ giữa các lối đi trong rừng Tây Bắc, tạo khung cảnh đẹp mơ hồ. Phong lá đỏ là điểm nhấn rực rỡ trong khu rừng cổ tích Tả Liên Sơn.

Tùy vào tuổi thọ của cây mà lá phong sẽ chuyển sắc vàng hay đỏ theo thời gian sớm hay muộn. Với những cây lớn tuổi, lá sẽ chuyển màu nhanh hơn. Những cây phong già trút lá, trải xuống tấm thảm ánh đỏ vàng quyến rũ, tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ.

Là người đam mê leo núi và thường xuyên đi khám phá, chị Thủy (sinh năm 1993, Mỹ Đình, Hà Nội) cho biết đã không ngại khó khăn băng rừng, vượt núi để có thể thấy được những cây phong mùa thay lá đỏ này. “Không chỉ được trải nghiệm cảm giác săn mây, chinh phục đỉnh núi, tôi còn được ngắm những tán lá phong chuyển màu vàng, đỏ đẹp rực rỡ, mê đắm mà không thể tìm thấy ở đâu khác dưới đồng bằng ở Việt Nam”.

Lá phong chuyển màu vàng vàng, đỏ đỏ, nổi bật lên trên nền xanh lá rừng và trong nền trắng của sương mù. Tuy không vàng rực như rừng phong châu Âu hay Bắc Mỹ, nhưng lá phong Việt Nam cũng làm cho mảng màu bớt đơn điệu mà đặc trưng trước khi chuyển sang màu đỏ. Những khoảng xanh của cánh rừng ma mị được tô điểm sắc đỏ rực rỡ của những chiếc lá phong.

Núi Tả Liên (còn gọi là núi Cổ Trâu) thuộc xã Tả Lèng, huyện Tam Đường, Lai Châu. Ngọn núi có độ cao 2.996 m so với mặt nước biển và thuộc top 6 những đỉnh cao nhất Việt Nam. Khung cảnh núi non hùng vỹ cùng với thảm thực vật rừng nguyên sinh của dãy Tả Liên Sơn đã thu hút các bước chân ưa khám phá.

Khu rừng Tả Liên rậm rạp, rất “cổ tích” với nhiều cây to cổ thụ và rêu phong mốc thếch màu tháng năm. Nắng sớm chiếu qua tán lá kết hợp với sương giăng lãng đãng sẽ tạo khung cảnh huyền ảo.

Thực vật rừng Tả Liên đa dạng, đặc trưng là nhiều cây phong và đến mùa chuyển màu rất rực rỡ. Mùa thay lá vào tầm tháng 11-12. Thêm nữa là hoa trà cũng rải rác khắp rừng. Hoa thơm, bé xíu mà tinh khôi. Đỗ quyên mọc nhiều trên đỉnh, nở rộ vào tháng 2-3 đầu xuân. Rừng trúc lùn khá nhiều, đặc biệt là đoạn gần đỉnh.

TP HCM tăng thêm nhiều điểm bắn pháo hoa dịp Tết Giáp Thìn

0

Theo công văn của UBND TPHCM, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên về việc đề nghị tăng số lượng điểm bắn pháo hoa nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, Chủ tịch UBND TPHCM giao Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp Bộ Tư lệnh thành phố và một số đơn vị có liên quan rà soát các quy định, nguồn kinh phí xã hội hóa bắn pháo hoa.

Bắn pháo hoa tại Công viên văn hoá Đầm Sen (quận 11)

Theo dự kiến, ngoài 2 điểm bắn pháo hoa đã được tổ chức bắn vào dịp Tết Dương lịch 2024 là điểm bắn pháo hoa tầm cao đầu đường hầm Thủ Thiêm (TP. Thủ Đức) và điểm bắn pháo hoa tầm thấp tại Công viên văn hoá Đầm Sen (Quận 11), Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm nay TP sẽ tổ chức thêm một số điểm bắn pháo hoa tại các quận huyện.

Cụ thể, TP sẽ có thêm điểm bắn pháo hoa tầm cao tại Khu di tích đền Bến Dược (huyện Củ Chi) và một số điểm bắn pháo hoa tầm thấp tại Đền tưởng niệm di tích Bến Nọc (TP Thủ Đức), thị trấn Cần Thạnh (huyện Cần Giờ), và Khu tưởng niệm liệt sĩ Mậu Thân 1968 (huyện Bình Chánh).

Hội hoa Xuân Tao Đàn (quận 1)

Ngoài hoạt động bắn pháo hoa vào thời khắc giao thừa, năm nay thành phố cũng tổ chức nhiều hoạt động mừng Tết Nguyên đán Giáp Thìn như: chương trình Xuân Quê hương dành cho kiều bào; Lễ hội Tết Việt 2024 tại NVH Thanh Niên; các Hội hoa Xuân tại một số công viên, Chợ hoa Xuân “trên bến dưới thuyền” tại Bến Bình Đông (quận 8), Đường hoa Nguyễn Huệ (quận 1)…

5 điểm du lịch nổi tiếng ở Đà Lạt bạn có thể đi trong cùng một ngày

0

Không gian thơ mộng, cảnh quan hữu tình cùng khí hậu mát mẻ quanh năm, Đà Lạt không chỉ là nơi nghỉ dưỡng lý tưởng mà còn là thiên đường khám phá với vô số điểm du lịch hấp dẫn, từ hồ Xuân Hương thơ mộng đến những ngôi nhà thờ cổ kính.

Hồ Xuân Hương: Trái tim của Đà Lạt

Hồ Xuân Hương là một điểm đến không thể bỏ qua khi bạn đến Đà Lạt. Được coi là trái tim của thành phố, hồ này mang đến một cảm giác yên bình và thư thái.

Hãy tận hưởng việc đi dạo quanh bờ hồ, ngắm nhìn những bông hoa tuyệt đẹp nở rải rác và thả mình vào không khí trong lành. Bức tranh thiên nhiên tuyệt vời này sẽ tạo ra những khoảnh khắc đáng nhớ trong chuyến đi của bạn.

Quảng trường Lâm Viên: Điểm hẹn văn hóa

Quảng trường Lâm Viên là một địa điểm quan trọng về văn hóa ở Đà Lạt. Với kiến trúc cổ điển, quảng trường tạo ra một không gian độc đáo và thu hút sự chú ý của du khách. Bạn có thể ngồi xuống, thư giãn và ngắm nhìn các tòa nhà lịch sử xung quanh.

Đôi khi, quảng trường còn tổ chức các sự kiện nghệ thuật và biểu diễn âm nhạc, mang đến những trải nghiệm tuyệt vời cho du khách.

Nhà thờ Con Gà: Biểu tượng kiến trúc

Nhà thờ Con Gà là một công trình kiến trúc độc đáo và nổi tiếng ở Đà Lạt. Với hình dáng giống một con gà to lớn, nhà thờ này thu hút sự chú ý của du khách. Bên trong, bạn sẽ ngạc nhiên trước sự trang trọng và độc đáo của kiến trúc và cách bài trí nội thất.

Hãy dành thời gian để khám phá những chi tiết tinh xảo và tìm hiểu về lịch sử và ý nghĩa tâm linh của công trình này.

Chợ đêm Đà Lạt: Hương vị cuộc sống đêm

Chợ đêm Đà Lạt là một nơi tuyệt vời để khám phá ẩm thực đường phố và mua sắm đặc sản địa phương. Đến chợ vào buổi tối, bạn sẽ bị cuốn hút bởi mùi hương thơm ngon từ các quán ăn và gian hàng đa dạng. Hãy thử những món ăn đặc trưng như bánh tráng nướng, trứng hay khoai nướng thơm ngon.

Ngoài ra, chợ cũng có các gian hàng bán đồ thủ công mỹ nghệ, quần áo và đồ lưu niệm, quần áo rét. Hãy dạo quanh chợ, thưởng thức đồ ăn ngon và mua sắm những món đặc sản để mang về làm quà cho người thân và bạn bè.

Chùa ve chai: Nghệ thuật tái chế độc đáo

Chùa Linh Phước tọa lạc tại Phường 11, TP.Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Toàn bộ bề ngoài của ngôi chùa và nhiều công trình khác đều được khảm ve chai, sành sứ nên còn được biết đến với tên gọi là chùa ve chai. Chùa được xây dựng từ những vật liệu tái chế như chai lọ, gương cũ, đồ gốm và nhiều vật liệu khác, tạo nên một không gian nghệ thuật độc đáo và thú vị.

Bạn có thể ngắm nhìn các tác phẩm nghệ thuật độc đáo được tạo ra từ những vật liệu bỏ đi và cảm nhận thông điệp bền vững và ý nghĩa của chùa. Đây là một trải nghiệm độc đáo cho những ai quan tâm đến nghệ thuật và môi trường.

Chuyến du lịch Đà Lạt để lại trong lòng du khách bao ký ức đẹp đẽ. Từ sự yên bình của hồ Xuân Hương đến nhịp sống sôi động của chợ đêm, từ vẻ đẹp tâm linh của nhà thờ Con Gà đến những công trình nghệ thuật độc đáo như chùa ve chai, Đà Lạt không ngừng quyến rũ và gọi mời. Mỗi góc phố, mỗi con đường đều ẩn chứa vẻ đẹp riêng biệt, khiến ai cũng muốn quay trở lại.

Nhà thờ Đức Bà khoác áo lung linh đón Giáng sinh

0

Mỗi dịp Giáng sinh về, tiếng chuông nhà thờ Đức Bà lại ngân vang kính coong… kính coong đón chào người dân và du khách. Gió mùa Đông Bắc cũng đã bắt đầu tràn về, mang theo không khí mát lạnh, xua tan bớt cái oi bức phương Nam.

Bước qua năm thứ 6, nhà thờ Đức Bà tạm đóng cửa để trùng tu sửa chữa. Khác với mọi năm, mùa Giáng sinh năm nay, người dân và du khách bất ngờ với diện mạo hoàn toàn mới. Bởi hằng hà sa số các đốm nhỏ li ti phát sáng tuyệt đẹp của những chiếc đèn led trang trí lung linh, rực rỡ các sắc màu.

Cuối năm, từng đợt gió mùa Đông Bắc thổi về, mát lạnh mơn man, báo hiệu mùa Giáng sinh cũng đã cận kề. Những ngày này, tại khu vực trung tâm thành phố càng rộn ràng, đông vui. Từng tốp các bạn trẻ cùng người dân và du khách nườm nượp đổ về vui chơi và chụp ảnh tại các khu vực trang trí đèn hoa, hộp quà, ông già Noel, người tuyết, cây thông… khắp nơi nơi, ngập tràn không khí Giáng sinh và đón chào năm mới.

Tọa lạc tại trung tâm thành phố, nhà thờ Đức Bà là điểm đến hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế. Kể từ tháng 7/2017, nhà thờ tạm dừng đón khách tham quan để tiến hành xây sửa lại. Dự kiến việc trùng tu kéo dài đến năm 2027 sẽ hoàn thành.

Được biết, dù đang giai đoạn trùng tu, công tác tổ chức Giáng sinh và cử hành Thánh lễ tại nhà thờ Đức Bà vẫn diễn ra như mọi năm; trong 2 ngày 24 và 25/12 sẽ cử hành thánh lễ bình thường. Do nhà thờ đang được xây sửa, nên người dân và du khách chỉ đứng bên ngoài tường rào nhìn ngắm, tham quan và chụp ảnh. Du khách chụp ảnh, quay lại cảnh đẹp trước ngôi giáo đường chính tòa Đức Bà.

Sau đại dịch, chị Kim Soo Min chọn Việt Nam, TP.HCM là nơi định cư và làm ăn sinh sống. Lẫn trong đám đông du khách chụp ảnh trước nhà thờ Đức Bà, tôi khá bất ngờ khi gặp cặp đôi du khách người Hàn quốc sõi tiếng Việt.

Theo chị Kim Soo Min, họ thuê căn hộ ở Q.12 làm nhà hàng và buôn bán, tất bật suốt ngày nên thỉnh thoảng mới có thời gian chạy vào trung tâm vãn cảnh, dạo mát. “Hôm nay, chúng tôi mới có dịp đi ngang nhà thờ Đức Bà thấy lạ và đẹp quá. Khác với vẻ kín cổng cao tường hàng ngày, nhà thờ được khoác lên chiếc áo mới, được tết từ những sợi rèm đèn trông vô cùng độc đáo và khác hẳn với lối trang trí tại các nhà thờ lớn nhỏ khác trong thành phố”, chị Kim Soo Min nói.

Khoác lên mình chiếc áo mới, rực sáng với dàn đèn phủ kín từ đỉnh tháp đến tận sát đất cùng ngôi sao Bethlehem lấp lánh, nổi bật giữa hai tháp chuông. Vào phía bên trong hàng rào, không gian càng rực rỡ bởi ánh sáng đủ màu phát ra bởi hệ thống đèn led phối màu trang trí bắt mắt, trang nhã. Trang trọng ngay chính giữa là tiểu cảnh tái hiện hình ảnh Chúa Giêsu ra đời bên máng cỏ hang Bethlehem.

Phía trên đỉnh tháp, hòa lẫn trên nền trời đêm thăm thẳm là vô vàn chiếc đèn led li ti. Từ bên trong nhìn ra, bên dưới tượng Đức Mẹ Maria, nườm nượp các bạn trẻ hẹn hò nhau ra đây vãn cảnh, hàn huyên và hóng mát.

Đông đảo người dân và du khách dừng chân tham quan và lưu lại những tấm ảnh đẹp của mình cùng với người thân, bạn bè. Gia đình anh Phạm Văn Phú ở Q.2 theo đạo Công giáo, nên mỗi dịp thế này gia đình đều tới thăm nhà thờ. “Năm nay 2 vợ chồng cùng đón Giáng sinh với một thành viên mới nên lại càng hân hoan hơn bao giờ hết. Thêm một mùa Giáng sinh nữa lại về, xin được chúc phúc cho mọi gia đình vạn sự an lành, mạnh khỏe”, anh Phú chân thành chia sẻ.

Nhà thờ Song Vĩnh tòa lâu đài châu Âu trên đường đi Vũng Tàu

0

Nhà thờ là ngôi thánh đường của họ đạo Song Vĩnh ở Bà Rịa, nằm ngay mặt tiền quốc lộ 51, đoạn qua huyện Tân Thành. Nhà thờ Song Vĩnh mới khánh thành cách đây 1 năm, sau hơn 11 năm xây dựng.

Trên nền diện tích dài 82m, rộng 35m, thánh đường được xây dựng theo lối kiến trúc Gothic với hai tháp cao, kiểm vòm nhọn cổ điển.

Đây là phong cách kiến trúc có ảnh hưởng lớn đến các nhà thờ, trường học ở châu Âu cũng như khắp thế giới.

Đặc trưng dễ nhận thấy ở kiểu kiến trúc này ở nhà thờ Song Vĩnh đó là hai tháp cao hai bên cùng kiểu vòm nhọn cổ điển.

Trong đó, công trình được xây dựng nhiều cửa sổ và lớn hơn với kiến trúc Gothic truyền thống, giúp phía bên trong tòa nhà luôn ngập tràn ánh sáng.

Hệ thống xây dựng của nhà thờ với khung chịu lực, mái vòm hình múi có sống và nhiều cột giúp không gian bên trong tòa công trình thêm phần thoáng đạt, rộng rãi.

Sự xen kẽ của những cột trụ lớn-nhỏ tạo nên nhịp cho chính đường và làm tăng ấn tượng về chiều dài, chiều ngang. Sự tương ứng giữa chiều cao và chiều rộng của chính đường có thể làm tăng cũng như giảm cảm giác về độ cao của đỉnh vòm.

Hình dạng các cột, cách trang trí đỉnh cột, tỉ lệ giữa các tầng (vòm lượn lớn; hành lang phía trên, chạy quanh chính đường – triforium; cửa sổ cao)… đều tham gia vào yếu tố thẩm mĩ của kiến trúc Gothic:

Bên cạnh đó, kết cấu làm từ chất liệu gạch đá được tô lát kỹ lưỡng, tỉ mỉ từ những ô cửa đến bức tượng… càng giúp cho nhà thờ thêm phần rắn rỏi, bền bỉ trước những tác động của môi trường khắc nghiệt từ gió và muối miền biển.

Vào mùa Giáng Sinh, nhà thờ được trang trí hệ thống cây thông với đèn chiếu sáng lấp lánh, bắt mắt, khiến người đi qua đường ai ai cũng muốn dừng chân.

“Mọi người mong ngôi thánh đường sẽ mãi lâu bền cho đến nhiều thế hệ mai sau, vậy nên đều chi tiết đều rất kỳ công”, linh mục chánh xứ bày tỏ.

- Advertisement -

POPULAR ARTICLES